Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh-huong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh-huong. Hiển thị tất cả bài đăng

Đừng ngại tiếp thị mình

Nhiều bạn trẻ khi nói đến “thương hiệu cá nhân” thường ngại ngần vì cho rằng mình chưa làm gì thành công nên chưa thể có... danh hiệu. Nhưng bất cứ ai cũng cần và có thể có thương hiệu cá nhân theo cách riêng.

Đó là điều được khẳng định tại chương trình “Thương hiệu cá nhân dưới mắt nhà tuyển dụng” do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 27-5.

Không phải “hàng xa xỉ”

Trên màn hình có ảnh hai chiếc túi xách da gần như giống hệt nhau từ chất liệu, kiểu dáng. Bà Nguyễn Thị Việt Thanh, giám đốc điều hành của Anphabe.com, cho biết giá của một chiếc khoảng 50 USD, chiếc còn lại là 1.500 USD. “Chúng giống nhau, khác biệt lớn nhất là thương hiệu. Thương hiệu cá nhân cũng có giá rất khác nhau” - bà Thanh khẳng định. Và có giá càng cao thì càng có nhiều cơ hội “nâng niu”, với vật là sự giữ gìn, với người là các chế độ đãi ngộ và thăng tiến.
Bà Nguyễn Thị Việt Thanh hướng dẫn các bạn trẻ dự buổi giao lưu cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng - Ảnh: Quang Định
“Tôi đã nhấn mạnh ưu điểm của tôi là lòng nhiệt tình, sao nhà tuyển dụng vẫn không chịu nhận?” - một sinh viên tên Thủy chia sẻ lần xin việc thất bại mới đây. Ông Ngô Đình Đức, giám đốc điều hành của Công ty L&A, đáp rằng “lòng nhiệt tình” hầu như sinh viên mới ra trường nào cũng có, chưa kể Thủy cũng chỉ nói thôi chứ đâu có “bằng chứng” thuyết phục về ưu điểm đó của mình. Theo ông Đức, thương hiệu cá nhân không chỉ “có giá”, hấp dẫn mà còn phải khác biệt, riêng có của một người. Đó là tổng hợp những yếu tố về tính cách, năng lực, phong cách...

10 bí quyết tìm việc làm trong năm 2012

Bạn đã xác định kế hoạch tìm kiếm công việc mơ ước trong một thời gian dài và đây là lúc bạn cần có những bước đột phá để cán đích. Tuy nhiên, vẫn có những điều không thay đổi như tình hình kinh tế khó khăn, số người cạnh tranh tăng cao và cơ hội dành cho mỗi ứng viên bị thu hẹp lại... Nhưng với những bí quyết, công cụ thích hợp, bạn có thể cải thiện phần nào quá trình tìm kiếm để có được một nghề nghiệp hợp với kỹ năng của mình.

Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn thành công khi tìm việc trong năm 2012:

- Lập chiến lược cụ thể

Người sử dụng lao động rất ghét phải nhận hồ sơ của những ứng viên không có đủ kỹ năng như trong yêu cầu họ đưa ra. Đây là lúc bạn nên ngừng chiến dịch tìm việc nhanh gọn bằng cách rải hàng loạt hồ sơ cho các vị trí khác nhau. Bởi như thế là bạn đang lãng phí thời gian của mình và của nhà tuyển dụng.

Vì thế, bạn nên đọc cẩn thận thông tin của nhà tuyển dụng và xác định xem mình có thể đảm nhận hết công việc và có đủ kỹ năng như họ yêu cầu hay không. Có thể, còn một cố yêu cầu bạn chưa có nhưng bạn nên cân nhắc xem có điều chỉnh được không. Sau đó, bạn sẽ dành thời gian chuẩn bị hồ sơ, thư xin việc phù hợp với từng vị trí thay vì gửi một loạt hồ sơ giống nhau.


10 bí quyết tìm việc làm trong năm 2012

Thiếu kỹ thuật viên nghề ươm giống

Theo Trung tâm Giới thiệu việc làm - Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Lâm Đồng, ngành ươm giống có áp dụng kỹ thuật sinh học công nghệ cao của tỉnh đang cần hơn 500 kỹ thuật viên sinh học/năm, làm việc ở các cơ sở nuôi cấy mô, ươm giống cây trồng, nghề nấm...

Các kỹ sư của trại giống PH - phường 12, TP Đà Lạt, đưa mô đã được tách vào các túi mô. Đây là công việc của kỹ thuật viên - Ảnh: MAI VINH
Tuy nhiên lao động bậc này đang thiếu. Để lấp vào khoảng trống đó, nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phải bấm bụng bỏ ra nhiều tiền thuê kỹ sư làm công việc chỉ cần trình độ trung cấp hoặc sơ cấp, một số cơ sở khác thuê lao động phổ thông và tự tổ chức đào tạo. Tại cơ sở

Năm dấu hiệu chứng tỏ bạn chọn sai nghề

Bạn biết rằng không có gì trong cuộc sống là hoàn hảo, vì vậy làm tốt công việc của mình để xoa dịu nỗi ngờ vực trong lòng rằng mình đã lựa chọn sai nghề.

Theo số liệu khảo sát riêng của L&A (Le & Associates), hiện có khoảng 20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề.

Một số liệu điều tra khác của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Chọn sai nghề giống như đeo gông vào cô, bạn không những không phát huy được năng lực, không thể đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà còn đánh mất thời gian quý báu của mình.


Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận định lại xem có thực là mình đã lựa chọn sai nghề, để từ đó bạn sớm có hướng đi cho riêng mình.

Học ngành “hot” coi chừng thất nghiệp!


Sẽ có khủng hoảng thừa về nhân lực nhóm ngành tài chính, ngân hàng trong vài năm tới.

Kinh tế, tài chính, ngân hàng luôn được đánh giá là ngành “hot”. Thống kê của Bộ GD&ĐT, bình quân trong ba năm (2009-2011), số thí sinh đăng ký vào nhóm ngành này chiếm xấp xỉ 41% so với tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. TS Lê Thị Thúy Loan, chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cho rằng: Hiện nay và vài năm tới, số lượng cung nhân lực trong ngành tài chính ngân hàng luôn vượt cầu, đồng thời chất lượng cung thấp hơn cầu. Theo đó, ứng viên có năng lực nổi bật mới có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Ngành tài chính, ngân hàng luôn được đánh giá rất hấp dẫn đối với các thí sinh đăng ký dự thi. Ảnh: HTD

Thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn


Dù nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy gần 70% doanh nghiệp (DN) thuộc nhiều lĩnh vực đã lên kế hoạch mở rộng đầu tư, cải thiện chế độ lương, thưởng, bảo hiểm để thu hút thêm lao động mới.

Chỉ số tiền lương duy trì mức tăng 2 con số/năm
   
Theo khảo sát của Towers Watson– Đơn vị hàng đầu thế giới về tư vấn quản lý nguồn nhân lực, tài chính và rủi ro doanh nghiệp, khoảng 37% các công ty có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bày tỏ lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 và triển vọng hồi phục. Trong đó, hơn 66% đã có kế hoạch tăng nhân viên, lao động với mức trung bình khoảng 17% trong năm nay. Riêng quý I và quý II-2012, số lượng DN có kế hoạch tăng nhân viên đã vượt 70%.
Ngành IT và công nghệ phần mềm là một trong những ngành thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam Ảnh: HỒNG PHÚC    

Doanh nghiệp bắt tay trường học


Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng bắt tay với các trường đại học, trường nghề trong đào tạo nhân lực. Một mặt để sau đó họ có cơ hội đãi cát tìm vàng, một mặt thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng nguồn nhân lực.

Tín hiệu này cũng được coi là một trong số các lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.

Tài trợ máy móc cho trường học

Bà Nguyễn Thị Dung (phòng nhân sự Công ty Toyota VN) cho biết đơn vị này nhiều năm qua đã tài trợ trang thiết bị, máy móc cho các trường học để giúp sinh viên thực tập. Hằng năm công ty còn nhận sinh viên thực tập tại công ty, những sinh viên có khả năng sẽ được các phòng ban đề bạt tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên khoa cơ khí động lực ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thực hành ở xưởng máy do Công ty Toyota VN tài trợ - ẢNH: PHƯỚC TUẦN
“Mỗi năm có khoảng 1.500 sinh viên của các trường được thực tập trên trang thiết bị hiện đại từ sự hỗ trợ của công ty và khoảng 250 sinh viên trong số đó được tuyển dụng vào làm việc” - bà Lê Thị Hương Dịu, trưởng phòng truyền thông Công ty Toyota VN, cho biết. Đến nay Toyota VN đã hỗ trợ trang thiết bị ôtô cho năm trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Bà Hương Dịu đánh giá việc làm này giúp sinh viên nâng cao kinh nghiệm, tích lũy tay nghề, tạo thuận lợi cho công ty trong công tác tuyển dụng nhân sự về sau và công ty không phải tốn kém để đào tạo lại.

Xây mới nhiều bệnh viện: Khó giải bài toán nhân lực và thương hiệu


KTĐT - Trong khi hầu hết các BV tuyến thành phố đều đang thiếu nhân lực trầm trọng, việc xây thêm nhiều bệnh viện (BV) mới khiến cho "bài toán" nhân lực ngày càng khó giải. Nếu không có những giải pháp dài hơi thì e rằng, về lâu dài, nhân lực y tế khó đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

“Than trời” vì thiếu nhân lực

BV Tâm thần Hà Nội có 650 giường bệnh, nhưng mỗi năm phải quản lý 20.000 lượt bệnh nhân, số thầy thuốc hiện có chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu. "5 năm vừa rồi chúng tôi không xin được bác sĩ (BS) nào, năm vừa qua có 3 hồ sơ nộp xin việc, chưa kịp mừng thì hai người đã ra đi. Chúng tôi gặp khó khăn, nhất là thiếu BS" - BS Lý Trần Tình, Giám đốc BV phàn nàn. Cũng theo BS Tình, hiện do cơ chế hỗ trợ cho cán bộ ngành y tế ngành tâm thần quá thấp (3 triệu đồng/tháng kể cả nguồn hỗ trợ của TP), thu nhập không đủ sống, môi trường làm việc đặc biệt nên BS không yên tâm công tác.
Một ca cấp cứu ở Bệnh viện Thanh Nhàn Images: Nhật Nguyên

Đào tạo nghề ven đô: Gắn với sản xuất nông nghiệp


Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ven đô có sinh kế bền vững.

Đô thị hoá tác động mạnh tới nông dân

Theo một nghiên cứu của Bộ môn Nhân học (Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội), quá trình đô thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới các vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô, mất dần các làng nghề truyền thống, nảy sinh các vấn đề về chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị...
Vùng ven đô xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) đẩy mạnh phát triển nghề trồng rau sạch. 
Theo dự kiến, giai đoạn 2010-2020, trong phạm vi vành đai gần, diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội sẽ giảm tới 30%. “Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tác động mạnh đến không gian sống và phương thức sống của người nông dân. Cuộc sống phụ thuộc vào thị trường do phải mua lương thực, thực phẩm cần thiết hàng ngày trong khi vấn đề đào tạo việc làm không hiệu quả, chủ yếu là đào tạo việc làm đơn giản, khó xin việc nên ít người tham gia" - ông Nguyễn Văn Sửu, tác giả của nghiên cứu trên cho biết.

Nguồn nhân lực ngành y tế: Sẽ có nhiều chuyển biến


Sáng 26-3, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm là những giải pháp khắc phục tình trạng nguồn nhân lực y tế hiện nay vừa thiếu vừa phân bổ không đều.


Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tổng số nhân lực y tế của cả nước gần 30 vạn cán bộ. Tuy nhiên số bác sĩ/1 vạn dân đến năm 2011 đạt 7,2 bác sĩ/1 vạn dân, vượt chỉ tiêu đề ra so với Quyết định 153- 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tồn tại, đó là, hầu hết bác sĩ, dược sĩ có trình độ đều phân bổ ở tuyến trung ương và tỉnh. Phân bố nhân lực cũng không đồng đều giữa các ngành, vẫn còn phổ biến những chuyên ngành kém thu hút như Tâm thần, Lao...
Các tuyến y tế cơ sở đang rất thiếu nguồn nhân lực y bác sĩ 


Thiếu nhân lực CNTT chất lượng cao


Mặc dù lâu nay, nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã rất nỗ lực trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), song nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn kêu thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, buộc sau khi nhận vào, họ phải đào tạo lại để phù hợp với từng vị trí  công việc.

Nhân viên Công ty Softech đang làm việc. 

Thừa lượng, thiếu chất

Thực tế hiện nay, khi các trường ĐH, CĐ, các trung tâm đào tạo về CNTT tại Đà Nẵng đang mở ra ngày càng nhiều, cùng với đó là việc tuyển sinh ồ ạt dẫn đến đầu vào thấp và chất lượng đầu ra chưa thực sự bảo đảm. Đây đang là vấn đề được các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT quan tâm, vì nguồn nhân lực CNTT không ít mà việc tuyển dụng lại ít đạt được yêu cầu. Như trong năm qua, Công ty Phần mềm FPT tại Đà Nẵng qua quá trình sàng lọc, tuyển chọn chỉ có 150 người đạt

Copywriter: Những người tò mò

Copywriter - người viết lời quảng cáo, dù là nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam song đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bởi, đây là nghề đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và thu nhập cao.

Các chương trình quảng cáo thường có nhiều slogan gắn liền với các sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp như: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của hãng Prudential, “Nâng niu bàn chân Việt” của hãng giày dép Biti's, “Hãy nói theo cách của bạn” của Viettel... Những câu ấy gợi cho người đọc, người nghe sự tò mò. Với mục đích làm cho khách hàng “để mắt” hay lưu giữ hình ảnh sản phẩm trong tiềm thức, các doanh nghiệp đã phải trả hàng chục ngàn đôla cho những câu slogan “độc”.

Một buổi làm việc của các copywrite
Copywriter thường được hiểu là người viết lời quảng cáo, kịch bản nhằm thuyết phục người nghe, người đọc mua một sản phẩm, dịch vụ, hoặc truyền tải một thông điệp nào đó đến khách hàng. Hiện nay, với sự gia tăng các sản phẩm trên thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các công ty quảng cáo - nơi có đội ngũ copywriter chuyên nghiệp - để được quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi nhất.

Tuyển dụng trực tuyến trong ngành ngân hàng tăng lại

Ngân hàng là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trực tuyến tăng trong tháng 2-2012.

Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự trực tuyến VietnamWorks cho biết, thị trường đã có sự tăng trưởng trong tháng 2-2012, với chỉ số nhu cầu tăng 182% so với tháng 1 và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tháng 2 cũng đánh dấu sự gia tăng trở lại về nhu cầu tuyển dụng của ngành ngân hàng sau 3 tháng liên tiếp sụt giảm.

Theo các chuyên viên phân tích của VietnamWorks, xét về tương quan giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc, khi chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến đã tăng trở lại cho thấy mức độ cạnh tranh giữa người tìm việc đã tăng trở lại. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong tháng 2 vẫn còn thấp hơn 6 tháng cuối năm ngoái.

Một trong những lý do được đưa ra để giải thích vấn đề kể trên là sau dịp Tết Nguyên đán, thị trường nhân lực trực tuyến thường có sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu. Nếu như trong tháng 1, chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến chỉ đạt 66 điểm thì trong tháng 2, chỉ số này đã tăng lên đến 187 điểm. Tuy chỉ số này chưa đạt được mức cao nhất của năm 2011 (tháng 3-2011 với 210 điểm), nhưng trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thì theo VietnamWorks, sự tăng trưởng về nhu cầu nhân lực là một yếu tố đáng chú ý.