Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-xin-viec. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-xin-viec. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

Viết Thư Cảm Ơn sau mỗi buổi phỏng vấn là điều nên làm đối với tất cả ứng viên để cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội và dành thời gian cho mình. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều ứng viên đã “quên” mất điều này mà không biết đôi khi chính Thư Cảm Ơn lại là yếu tố quyết định việc nhà tuyển dụng có muốn trao cơ hội việc làm cho bạn hay không. Vì vậy hãy gửi Thư Cảm Ơn đến nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội và dành thời gian phỏng vấn bạn, tốt nhất trong vòng 24 giờ sau khi gặp nhà tuyển dụng.

7 lỗi phổ biến làm hỏng thư tìm việc

Thư tìm việc (Cover Letter) chính là lời chào đầu tiên của bạn đối với Nhà tuyển dụng. Bên cạnh thể hiện khả năng viết thư của bạn, thư tìm việc còn giúp bạn cho Nhà tuyển dụng biết tại sao bạn quan tâm đến vị trí ứng tuyển và bạn có thể làm gì để đóng góp cho công ty họ.

Vì vậy, đừng để hồ sơ của bạn bị loại vì một lá thư tìm việc làm thiếu chăm chút. Hãy kiểm tra để chắc chắn thư tìm việc của bạn sạch những lỗi sau đây:

5 LÝ DO ĐỂ VIẾT THƯ CẢM ƠN


Đừng bao giờ xem nhẹ việc viết thư cảm ơn Nhà tuyển dụng (NTD) sau buổi phỏng vấn!

Một bức thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn có thể đem đến cho bạn cơ hội việc làm mơ ước.  Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 5 lý do sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ lợi ích của một lá thư cảm ơn:

1. Thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với NTD


Thư cảm ơn giúp bạn thể hiện lòng biết ơn đối với NTD vì họ đã dành thời gian để tiếp bạn. Mặc dù rất bận rộn, họ vẫn bỏ ra một khoảng thời gian đáng kể để trò chuyện cũng như tìm hiểu về bạn.

2. Nổi bật trong đám đông, tại sao lại không?


Có một sự thật: đa số các ứng viên không gửi thư cảm ơn đến NTD sau buổi phỏng vấn. Vì thế, việc bạn gửi thư cảm ơn trực tiếp đến NTD sẽ được họ chú ý ngay. Vậy tại sao không?

3 LỜI KHUYÊN ĐẢM BẢO HỒ SƠ 'KHÔNG TÌ VẾT


CV, thư xin việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Hồ sơ gửi đi đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng bạn chờ "dài cổ" vẫn không có kết quả, không một tín hiệu phản hồi. Hãy chú ý, rất có thể bạn mắc sai lầm từ CV và đôi khi bạn không ngờ tới.

Vậy, khi nào thì CV "phản bội" chủ nhân của nó? Không chỉ là lỗi đánh máy, định dạng font hay những lỗi chính tả bình thường, theo Lauren Milligan - người sáng lập công ty tư vấn ResuMayDay , "lỗ hổng lớn nhất cho CV là ứng viên mải tập trung giới thiệu thành tích, đóng góp của mình trên con đường sự nghiệp mà quên mất những công việc mình đã làm, miêu tả cụ thể những công việc ấy".

Nên nhớ, tìm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp sẽ khó hơn nếu bạn không có một CV hoàn chỉnh. Sau đây là 3 lời khuyên giúp CV của bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc:

- Nhìn xa trông rộng

Dù công việc của bạn được tổ chức chặt chẽ, có sự giám sát từ người quản lý, CEO nhưng bạn vẫn nên nghĩ xa hơn, lớn hơn. Milligan cho rằng, mọi người thường rơi vào những chi tiết nhỏ nhắt của công việc, nhưng khi làm hồ sơ, họ không thể có được sự định hình cụ thể, sắp xếp hợp lý và không biết công việc ấy có ý nghĩa thế nào".
Nếu một người quản lý muốn thuê một người trợ lý hành chính, điều người ta muốn là bạn có khả năng quán xuyến mọi việc hay không chứ không chỉ là đánh máy và trả lời điện thoại. "Vì vậy, ứng viên cần phải làm nổi bật kỹ năng của mình, chỉ ra điểm mạnh mà nhà tuyển dụng cần có".

Lời khuyên khởi động sự nghiệp dành cho tân cử nhân

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, kiếm được một công việc ưng ý không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt với những người vừa tốt nghiệp ít kinh nghiệm. 

Hi vọng những lời khuyên dưới đây sẽ giúp những người mới trong thị trường lao động sớm tìm được con đường đi đúng đắn cho một sự nghiệp thành công:
Tận dụng các nguồn tìm việc ở trường học

Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều hỗ trợ tân cử nhân tìm việc thông qua mối quan hệ với các doanh nghiệp, đối tác. Thậm chí, các cựu sinh viên của trường cũng tích cực giúp đỡ các hậu bối của mình bằng cách cung cấp thông tin tuyển dụng. Bạn nên tận dụng tất cả các nguồn này để tìm việc.

Gia nhập mạng xã hội

Chắc hẳn các bạn trẻ đều đã lập cho mình một tài khoản trên mạng xã hội như Facebook, Twitter hay LinkedIn. Nhưng hãy lưu ý rằng giờ đây bạn đã là một người đi làm và trang cá nhân của bạn phải được xây dựng chuyên nghiệp để không chỉ phục vụ mục đích liên lạc với bạn bè mà còn giúp bạn liên kết với những mối quan hệ nghề nghiệp.


“Mẹo” viết CV khi chưa có kinh nghiệm


Kinh nghiệm luôn là nỗi lo lắng hàng đầu của những tân cử nhân khi đi xin việc. Đặc biệt, vào thời buổi “cung nhiều hơn cầu”, yêu cầu về kinh nghiệm trở thành cản trở những người mới trong thị trường lao động vươn tới công việc “trong mơ” của mình.

Tuy nhiên, bạn không nên vội từ bỏ vị trí mình mong muốn chỉ bởi chưa có kinh nghiệm. Dù công ty đăng tin tuyển dụng và yêu cầu người có kinh nghiệm đăng ký, điều này không có nghĩa là họ chỉ muốn những người có kinh nghiệm. Họ biết trong thị trường lao động, tỉ lệ người mới không có hoặc có ít kinh nghiệm. Và điều họ kỳ vọng là một số người trẻ tuổi dám thử thách thể hiện bản thân. Đây là dấu hiệu cho một nhân viên tự tin, sẵn sàng đương đầu với khó khăn trong tương lai.


Vì vậy, điều bạn cần làm là “chăm chút” cho bản CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và nhận được lời phỏng vấn. Việc này cũng phải đơn giản bởi bạn không thể viết CV với vài dòng ngắn ngủi hay ghi những kinh nghiệm không có thật vào đó. Dù vậy, bạn có thể lái sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những điểm mạnh khác của mình.

6 điều Tối Kỵ khi viết Hồ Sơ Tìm Việc

Trong biển người tìm việc hiện nay, rõ ràng để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn cần tạo được một hồ sơ tìm việc thật khác biệt và ấn tượng. Thế nhưng, bạn thường chỉ chú trọng đến một số yếu tố chính làm hồ sơ nổi bật  mà quên đi những “sát thủ” thầm lặng khiến hồ sơ của bạn bị rơi vào quên lãng.

Đừng để nhà tuyển dụng chỉ cần lướt nhanh qua hồ sơ của bạn và nhấn nút “xóa” vì bạn viết sai chính tả hay có một địa chỉ email ngớ ngẩn. Hãy kiểm tra lại hồ sơ của mình để chắc chắn rằng hồ sơ của bạn không mắc phải 6 lỗi sau đây!

Lỗi 1: Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng
Mục tiêu nghề nghiệp xuất hiện ở phần đầu của hồ sơ tìm việc, là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp mang nặng sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bạn thật ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ bản Mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì và viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất. Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp: Một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý nhân sự mang đến nhiều cơ hội và thách thức, cho phép tôi phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành tư vấn và tuyển dụng nhân sự.

Tuyển dụng ứng viên thất nghiệp dài hạn: nên hay không?

Các công ty thường tuyển dụng những người đang có việc làm thay vì chọn những ứng viên đã bị thất nghiệp trong một thời gian dài với lý do những người này “chắc là đang có vấn đề”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện nay…

Theo một báo cáo mới đây của Bộ Lao động Mỹ, có khoảng 14 triệu người lao động Mỹ đang ở trong tình trạng thất nghiệp và hơn 6 triệu trong số này đã bị mất việc làm trên sáu tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn giữ quan điểm không tuyển dụng những ứng viên đã bị thất nghiệp một thời gian dài với nhiều lý do: các ứng viên này đã bị sa thải vì họ là những nhân viên không tạo ra nhiều giá trị cho tổ chức, họ sẽ gặp khó khăn khi quay lại nề nếp làm việc hằng ngày sau một thời gian dài sống và làm việc theo một lịch trình tự do; những ứng viên quá giỏi so với yêu cầu của công việc (overqualified) thì rất khó quản lý, hoặc kiến thức và kỹ năng của họ sẽ bị lạc hậu, hay họ sẽ trở nên bất mãn nếu lương bổng và chức danh của họ không cao như trước…
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng xem việc ứng viên đang có việc làm hay không như một điều kiện để thực hiện sàng lọc nhanh hồ sơ của ứng viên, nhất là khi nhận được quá nhiều hồ sơ ứng tuyển cho một vị trí. Thậm chí, nhiều mẫu tin tuyển dụng còn ghi rõ điều kiện ứng tuyển là ứng viên phải đang có việc làm. Tại một số nước như Mỹ, cách làm này sẽ sớm được xem là bất hợp pháp với sự ra đời của một số đạo luật mới về cơ hội việc làm công bằng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực thì dù có được xem là hợp pháp hay không thì việc sơ tuyển bằng cách phân loại hồ sơ của ứng viên dựa vào tiêu chí về tình trạng làm việc (tức là có việc làm hay đang thất nghiệp) nay cũng không còn là một cách làm thích hợp vì nhiều lý do sau.