Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Người lao động cần trang bị kỹ năng mềm

Làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả và người lao động phát huy được lợi thế ngành nghề đã học? Để làm được điều này, bên cạnh trang bị những kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, người lao động cần được trang bị thêm những kỹ năng mềm…

Kỹ năng mềm

Ngày nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp mà người lao động đồng thời phải tạo cho mình các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp… Các yếu tố này được người ta gọi là kỹ năng mềm (soft skills).

Các kỹ năng có thể không được học trong nhà trường, cũng không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người và là thước đo hiệu quả trong công việc. Nó khác với những kỹ năng cứng (hard skills) được đào tạo bài bản, khả năng học vấn, kinh nghiệm, sự thành thạo về chuyên môn…
Không ít lao động khó tìm việc vì thiếu các kỹ năng mềm. Ảnh: Hồ Thu
Phân tích kết quả khảo sát 5.000 sinh viên từ các nguồn thông tin của ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Nông Lâm và khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho thấy, sinh viên đã nhận thức được những vấn đề về kỹ năng mềm đối với thị trường lao động nhưng chưa rõ nét. Cụ thể, với câu hỏi: Để được tuyển dụng và làm việc có hiệu quả, sinh viên cần trang bị những gì? 54% sinh viên cho rằng, doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn; 29% cho rằng cần kiến thức ngoại ngữ, tin học; 10% cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% cho rằng cần kỹ năng thực hành.

Từ ngày 1/5, lương hưu sẽ tăng 26,5%


Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc dự kiến thực hiện từ 1/5.

Theo đó 7 nhóm đối tượng được điều chỉnh là:

1- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Lương hưu sẽ tăng 26,5% 

Lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng


ANTĐ - Vợ sinh con, chồng được nghỉ có lương 2 ngày, nữ lao động được nghỉ thai sản 6 tháng; tăng thêm 1 ngày nghỉ tết... Đó là những  thông tin đáng chú ý khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) chiều qua, 27-3.


Vợ sinh con, chồng cũng được nghỉ

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, cơ quan thẩm tra đề xuất người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Trường hợp lao động nữ chết sau khi sinh con thì chồng được nghỉ để chăm sóc con đến khi con đủ 6 tháng. Khi vợ sinh con, người chồng được nghỉ có hưởng lương 2 ngày… Đối với việc nghỉ Tết âm lịch, thời gian nghỉ được tăng thêm 1 ngày (từ 4 lên 5 ngày). Về số giờ làm thêm, tiếp thu ý kiến ĐBQH, cơ quan thẩm tra đưa ra 2 phương án. Ở phương án 1, số giờ làm thêm tối đa là không quá 200 giờ/năm. Phương án 2 đề nghị tối đa không quá 360 giờ/năm.
Kéo dài thời gian nghỉ thai sản để lao động nữ thêm thời gian chăm sóc con

Tuyển dụng không phân biệt loại hình đào tạo


Giải pháp để nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, công chức và làm thế nào để mức lương đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động... là những vấn đề được các ĐB đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình tại phiên họp TVQH chiều qua.

ĐB Trần Xuân Vinh, Phó trưởng đoàn ĐB tỉnh Quảng Nam chất vấn: “Việc tuyển dụng cán bộ công chức vừa qua ở mỗi tỉnh, thành đề ra tiêu chuẩn khác nhau, nhất là đối với loại hình đào tạo (công lập, dân lập, chính quy, không chính quy) gây nhiều dư luận trong xã hội. Trong thời gian tới, Bộ trưởng sẽ làm gì để tuyển dụng gắn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ?”. Ông Nguyễn Thái Bình cho hay: “Chúng tôi đã chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT thảo luận và thống nhất rằng: Trong lúc chưa có quy định nào mới thì quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo các luật này là: không phân biệt loại hình đào tạo. Chỉ khi nào Bộ GD-ĐT phân biệt loại hình đào tạo thì lúc đó mới có thể căn cứ để tính toán những thay đổi”.

ĐB Trần Xuân Vinh (Quảng Nam) nêu vấn đề: Ngạch bậc lương cán bộ công chức hiện nay còn có nhiều vấn đề chưa hợp lý. Người được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thậm chí được đào tạo ở các trường danh tiếng ở nước ngoài nhưng khi thi tuyển vào cơ quan nhà nước vẫn chưa có chế độ ưu tiên. Khi trúng tuyển, ngạch bậc lương vẫn như người tốt nghiệp ĐH, chưa có cơ chế lương phù hợp để khuyến khích người có trình độ cao phục vụ trong các cơ quan nhà nước. Giải pháp của Bộ trưởng trong vấn đề này?

Ông Nguyễn Thái Bình cho biết: Bộ đang tập trung xây dựng chương trình tổng thể cải cách tiền lương giai đoạn 2012-2020. Hướng chung của Đề án trong những năm trước mắt để đảm bảo xây dựng lộ trình đạt mức lương đảm bảo nhu cầu tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp, khu vực cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang và chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách với người có công. Chỉ khi đạt được mức lương đảm bảo nhu cầu tối thiểu mới tính đến việc điều chỉnh ngạch bậc cho phù hợp.

Tuệ Nguyễn

Nguồn nhân lực ngành y tế: Sẽ có nhiều chuyển biến


Sáng 26-3, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm là những giải pháp khắc phục tình trạng nguồn nhân lực y tế hiện nay vừa thiếu vừa phân bổ không đều.


Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tổng số nhân lực y tế của cả nước gần 30 vạn cán bộ. Tuy nhiên số bác sĩ/1 vạn dân đến năm 2011 đạt 7,2 bác sĩ/1 vạn dân, vượt chỉ tiêu đề ra so với Quyết định 153- 2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số tồn tại, đó là, hầu hết bác sĩ, dược sĩ có trình độ đều phân bổ ở tuyến trung ương và tỉnh. Phân bố nhân lực cũng không đồng đều giữa các ngành, vẫn còn phổ biến những chuyên ngành kém thu hút như Tâm thần, Lao...
Các tuyến y tế cơ sở đang rất thiếu nguồn nhân lực y bác sĩ 


Thiếu nhân lực CNTT chất lượng cao


Mặc dù lâu nay, nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã rất nỗ lực trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), song nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn kêu thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, buộc sau khi nhận vào, họ phải đào tạo lại để phù hợp với từng vị trí  công việc.

Nhân viên Công ty Softech đang làm việc. 

Thừa lượng, thiếu chất

Thực tế hiện nay, khi các trường ĐH, CĐ, các trung tâm đào tạo về CNTT tại Đà Nẵng đang mở ra ngày càng nhiều, cùng với đó là việc tuyển sinh ồ ạt dẫn đến đầu vào thấp và chất lượng đầu ra chưa thực sự bảo đảm. Đây đang là vấn đề được các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT quan tâm, vì nguồn nhân lực CNTT không ít mà việc tuyển dụng lại ít đạt được yêu cầu. Như trong năm qua, Công ty Phần mềm FPT tại Đà Nẵng qua quá trình sàng lọc, tuyển chọn chỉ có 150 người đạt

Giới thiệu việc làm là giai đoạn tiếp nối bảo hiểm thất nghiệp


Hội thảo 10 nước ASEAN về “Bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách lao động chủ động”

Ngày 21 và 22.3, tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà cùng ông Gyorgy – GĐ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Hà Nội, bà Duma Yanti Theresa – đại diện Ban Thư ký ASEAN và ông Yasumitsu – đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại VN - đã đồng chủ trì hội thảo quốc tế: “Bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách lao động chủ động”, với sự tham gia của đại diện 10 nước ASEAN.

Hoạt động này thuộc chương trình hợp tác đa phương ILO/Nhật Bản trong khuôn khổ khung hỗ trợ kỹ thuật cho các nước Châu Á - Thái Bình Dương về thúc đẩy việc làm bền vững.

Các cơ chế hiệu quả

Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế và việc làm toàn cầu ảnh hưởng nặng nề đến khu vực ASEAN. Theo đánh giá của ILO, năm 2011 khu vực Đông Nam Á có khoảng 180 triệu NLĐ có việc làm “dễ bị tổn thương” (tức việc làm bấp bênh, được trả công thấp và không được bảo vệ) tương đương gần 62% lực lượng LĐ của khu vực này.

Đáng nói, tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên rất cao (13,5% năm 2011, tức gấp 5 lần nhóm người lớn). Thêm vào đó, cứ khoảng 3 người thì có 1 người sống trong gia đình ở mức thấp hơn 2USD/ngày. Nguyên nhân chính của tình trạng nghèo này bao gồm cả vấn đề thiếu việc làm, việc làm dễ bị tổn thương.

Tại VN – theo ILO) – cứ 10 NLĐ thì có 6 NLĐ thuộc nhóm này, trong đó tỉ lệ nữ chiếm 7/10. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, sự kết hợp giữa các chính sách hỗ trợ NLĐ bằng tiền mặt thông qua bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và giới thiệu việc làm giúp NLĐ trở lại thị trường LĐ được xem là các cơ chế hiệu quả bảo vệ NLĐ và gia đình họ thoát khỏi đói nghèo. Những năm đầu thế kỷ 20, chương trình BHTN đầu tiên đã được triển khai ở một số quốc gia như: Anh, Đức, Thụy Điển..., nhưng đến nay đã có khoảng 80 quốc gia đang thực hiện. Trong các nước ASEAN, Thái Lan bắt đầu thực hiện BHTN từ 2004 và VN thực hiện từ 2009...

Tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên ASEAN chiếm 13,5%

PNO - Ngày 21-3, tại TPHCM, Bộ LĐ-TB-XH đã phối hợp cùng Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức hội thảo “Nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, các giải pháp đảm bảo thu nhập và chính sách về thị trường lao động của các nước Asean”.

Tình trạng thất nghiệp ở các nước Asean, thúc đẩy các chương trình bảo hiểm thất nghiệp và việc làm trong Asean, tạo sự đồng thuận về bảo hiểm thất nghiệp và dịch vụ việc làm, bảo vệ và tạo cơ hội việc làm cho lao động ở khu vực phi chính thức… là các nội dung chính được thảo luận tại hội thảo.

Theo các đại biểu, dù khủng hoảng kinh tế và việc làm toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến khu vực ASEAN, các nền kinh tế này cũng đang từng bước phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp trong khối ASEAN đã giảm nhẹ từ 5,2% năm 2009 xuống còn 4,7% năm 2011. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên rất cao (chiếm 13,5%).  Tại Việt nam, cứ 10 người lao động thì có 6 người thuộc nhóm có việc làm dễ bị tổn thương. Tỷ lệ này ở nhóm nữ cũng cao hơn nam giới.

Khu vực ASEAN hiện có khoảng 180 triệu người lao động có việc làm dễ bị tổn thương, tương đương gần 62% lực lượng lao động của khu vực và cứ 3 người thì lại có 1 người sống trong gia đình với mức ít hơn 2USD mỗi ngày.

Tại hội thảo, nhiều  đại biểu đã đề ra các giải pháp dài hạn cần được xây dựng theo hướng bền vững, dựa trên các chính sách có khả năng tạo việc làm. Bên cạnh đó, vẫn cần sự can thiệp để giải quyết hậu quả của việc mất hoặc giảm thu nhập, khi rủi ro này xảy ra như trợ cấp bằng tiền, tạo việc làm bằng chương trình đầu tư công…
                                                                           

QUỲNH MAI

Bảo toàn nhân lực và tăng cường liên kết

Đó là thông điệp từ Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) đưa ra tại hội nghị ban chấp hành thường niên vừa diễn ra trong tháng 3.

Theo Vinasa, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam nói riêng đã trải qua 1 năm 2011 đầy khó khăn, bất ổn. Đứng trước bối cảnh năm 2012 có thể còn có rất nhiều khó khăn, thách thức, có nguy cơ đe dọa các kết quả, thành tựu đã tích lũy được của ngành.

Chủ tịch Vinasa Trương Gia Bình tại Hội nghị ban chấp hành
Năm 2011, tình hình tài chính, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức vượt ngoài dự báo. Tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước giảm xuống chỉ còn 5,89%, lạm phát cả năm lên tới 18,13%, chi tiêu công cắt giảm. Theo số liệu khảo sát nhanh của VINASA, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNTT cho thị trường trong nước bị sụt giảm mạnh doanh thu, gặp nhiều khó khăn trong việc thanh quyết toán cho các hợp đồng đã thực hiện. Điểm sáng của ngành là khu vực gia công xuất khẩu phần mềm và dịch vụ vẫn có kết quả kinh doanh tốt, có doanh nghiệp tăng tưởng đến 100%, đánh giá của các doanh nghiệp làm xuất khẩu về tiềm năng phát triển thị trường năm 2012 cũng rất khả quan.

Copywriter: Những người tò mò

Copywriter - người viết lời quảng cáo, dù là nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam song đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Bởi, đây là nghề đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và thu nhập cao.

Các chương trình quảng cáo thường có nhiều slogan gắn liền với các sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp như: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của hãng Prudential, “Nâng niu bàn chân Việt” của hãng giày dép Biti's, “Hãy nói theo cách của bạn” của Viettel... Những câu ấy gợi cho người đọc, người nghe sự tò mò. Với mục đích làm cho khách hàng “để mắt” hay lưu giữ hình ảnh sản phẩm trong tiềm thức, các doanh nghiệp đã phải trả hàng chục ngàn đôla cho những câu slogan “độc”.

Một buổi làm việc của các copywrite
Copywriter thường được hiểu là người viết lời quảng cáo, kịch bản nhằm thuyết phục người nghe, người đọc mua một sản phẩm, dịch vụ, hoặc truyền tải một thông điệp nào đó đến khách hàng. Hiện nay, với sự gia tăng các sản phẩm trên thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các công ty quảng cáo - nơi có đội ngũ copywriter chuyên nghiệp - để được quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi nhất.

Đến Việt Nam tìm cơ hội

"Vùng đất của cơ hội", Théo Falcoz (22 tuổi, người Pháp, Viện Telecom & Management Sud Paris), đã thốt lên như thế khi nói về VN.

Sau ba tháng thực tập ở một tập đoàn Pháp có trụ sở tại TP.HCM, Théo khẳng định VN có nhiều ưu điểm để thu hút lao động ngoại.

Nhân viên Việt và Pháp làm việc cùng nhau tại Công ty gia công, xử lý dữ liệu Officience, TP.HCM. Ngày càng nhiều lao động nước ngoài đến VN làm việc - Ảnh: Công Nhật






Nhân viên Việt và Pháp làm việc cùng nhau tại Công ty gia công, xử lý dữ liệu Officience, TP.HCM. Ngày càng nhiều lao động nước ngoài đến VN làm việc - Ảnh: Công Nhật

Ðó cũng là hiện tượng đang diễn ra phổ biến: ngày càng có nhiều lao động nước ngoài đến VN làm việc và lực lượng này góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động cũng như sự phát triển xã hội nói chung ở VN.

Nhân viên nghỉ việc? Hành động ngay trước khi quá muộn!

Tuyển dụng luôn là một quy trình khiến bạn hao tốn nhiều tiền của, thời gian và công sức. Vì thế, khi đã xây dựng được một tập thể làm việc hiệu quả, bạn đương nhiên không bao giờ muốn họ ra đi.

1. Các dạng nghỉ việc: Nắm bắt được xu hướng nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp hiểu được lý do họ ra đi và có các biện pháp phòng ngừa điều tương tự xảy ra trong tương lai.



Nghỉ việc theo mùa vụ
Chúng ta thường thấy nhân viên xin nghỉ việc vào những thời điểm nhất định trong năm, chẳng hạn sau một giai đoạn kinh doanh phát đạt. Điều này thường xảy ra với những nhân viên có lương chủ yếu dựa vào hoa hồng. Đó là vì họ muốn theo đuổi môi trường và thị trường mà họ có thể duy trì cơ hội kiếm tiền.

Nghỉ việc do thiếu cơ hội thăng tiến
Đôi lúc bạn có thể rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của việc tuyển dụng. Đó là khi nhân viên đã khẳng định được năng lực của mình, họ quyết định ra đi vì không còn thấy triển vọng phát triển xa hơn trong công ty.

“Tháo chạy” hàng loạt
Đây là tình huống xấu nhất cho một doanh nghiệp. Một số lượng lớn nhân viên quyết định nghỉ việc cùng một lúc vì nhiều lý do như không hòa hợp với một người quản lý mới, bất đồng về lương bổng với công đoàn, hoặc nghe thấy tin tức về những khó khăn tài chính tiềm ẩn trong ngành bạn đang kinh doanh.

Tuyển dụng trực tuyến trong ngành ngân hàng tăng lại

Ngân hàng là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trực tuyến tăng trong tháng 2-2012.

Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự trực tuyến VietnamWorks cho biết, thị trường đã có sự tăng trưởng trong tháng 2-2012, với chỉ số nhu cầu tăng 182% so với tháng 1 và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tháng 2 cũng đánh dấu sự gia tăng trở lại về nhu cầu tuyển dụng của ngành ngân hàng sau 3 tháng liên tiếp sụt giảm.

Theo các chuyên viên phân tích của VietnamWorks, xét về tương quan giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc, khi chỉ số thị trường nhân lực trực tuyến đã tăng trở lại cho thấy mức độ cạnh tranh giữa người tìm việc đã tăng trở lại. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong tháng 2 vẫn còn thấp hơn 6 tháng cuối năm ngoái.

Một trong những lý do được đưa ra để giải thích vấn đề kể trên là sau dịp Tết Nguyên đán, thị trường nhân lực trực tuyến thường có sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu. Nếu như trong tháng 1, chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến chỉ đạt 66 điểm thì trong tháng 2, chỉ số này đã tăng lên đến 187 điểm. Tuy chỉ số này chưa đạt được mức cao nhất của năm 2011 (tháng 3-2011 với 210 điểm), nhưng trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thì theo VietnamWorks, sự tăng trưởng về nhu cầu nhân lực là một yếu tố đáng chú ý.

6 điều Tối Kỵ khi viết Hồ Sơ Tìm Việc

Trong biển người tìm việc hiện nay, rõ ràng để được nhà tuyển dụng chú ý, bạn cần tạo được một hồ sơ tìm việc thật khác biệt và ấn tượng. Thế nhưng, bạn thường chỉ chú trọng đến một số yếu tố chính làm hồ sơ nổi bật  mà quên đi những “sát thủ” thầm lặng khiến hồ sơ của bạn bị rơi vào quên lãng.

Đừng để nhà tuyển dụng chỉ cần lướt nhanh qua hồ sơ của bạn và nhấn nút “xóa” vì bạn viết sai chính tả hay có một địa chỉ email ngớ ngẩn. Hãy kiểm tra lại hồ sơ của mình để chắc chắn rằng hồ sơ của bạn không mắc phải 6 lỗi sau đây!

Lỗi 1: Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng
Mục tiêu nghề nghiệp xuất hiện ở phần đầu của hồ sơ tìm việc, là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Mục tiêu nghề nghiệp mang nặng sứ mệnh tiếp thị và giới thiệu bạn thật ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Đó không chỉ là mục tiêu nghề nghiệp của bạn mà còn là điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ bản Mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì và viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất. Ví dụ:
Mục tiêu nghề nghiệp: Một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý nhân sự mang đến nhiều cơ hội và thách thức, cho phép tôi phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành tư vấn và tuyển dụng nhân sự.

Đóng 1% lương để mua nhà

Chính phủ vừa đồng ý với đề án lập quỹ tiết kiệm nhà ở và giao cho Bộ Xây dựng lấy ý kiến hoàn thiện thêm. Theo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bất động sản (BĐS), việc lập quỹ này là cần thiết, nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, với hơn 9 triệu người lao động đang hưởng lương, chỉ cần mỗi người đóng góp 1% tiền lương mỗi tháng, hằng năm quỹ sẽ có không dưới 10.000 tỉ đồng - Ảnh: Thiên Bảo

Trước đây, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo quỹ tiết kiệm nhà ở, trong đó quy định người lao động (NLĐ) phải trích 1% tổng lương hằng tháng nhưng bị bác do không khả thi. Trong đề án lần này, hình thức tham gia quỹ mang tính tự nguyện với mức đóng góp dự kiến từ 1% tổng tiền lương hằng tháng của NLĐ. Đề án đưa ra 2 mô hình.

Xổ số nhà ở
Mô hình thứ nhất sẽ tập trung phát triển nhà ở xã hội. Người có thu nhập thấp sẽ được vay mua, mua trả góp nhà ở xã hội. Những doanh nghiệp (DN) tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà cho công nhân cũng được vay tiền từ nguồn quỹ này. Nguồn vốn sẽ trích từ tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới; ngân sách địa phương hỗ trợ hằng năm; ngân sách trung ương cấp một lần ban đầu cho quỹ; một phần lợi nhuận từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc xổ số nhà ở và nguồn vốn phát hành trái phiếu nhà ở.
Người tham gia đóng quỹ tối thiểu từ 5 năm sẽ được vay 30% giá trị của nhà ở cần mua. Thời gian vay trong 15 năm, lãi suất chỉ bằng 20-25% lãi suất của ngân hàng thương mại.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, với hơn 9 triệu người lao động đang hưởng lương, chỉ cần mỗi người đóng góp 1% tiền lương mỗi tháng, hằng năm quỹ sẽ có không dưới 10.000 tỉ đồng - Ảnh: Thiên Bảo


Mô hình thứ 2 tập trung vào đối tượng thu nhập trung bình có nhu cầu vay để mua nhà ở thương mại. Nguồn vốn cho quỹ chỉ được huy động từ đóng góp của những người có nhu cầu mua nhà. Bộ Xây dựng sẽ thành lập ngân hàng chuyên về tiết kiệm nhà ở quản lý hoặc giao cho một ngân hàng thương mại. Người tham gia sẽ được cho vay sau khi đã đóng vào quỹ khoảng 50% giá trị căn nhà mình muốn mua.

Cửa sẽ hẹp hơn cho lao động Việt Nam

Hàn Quốc thay đổi chính sách tuyển dụng lao động:

“Hạn ngạch cấp cho LĐVN sẽ bám sát, không thể “vượt khung” như những năm trước, hồ sơ gửi lên mạng để chủ chọn sẽ bị hạn chế, thậm chí kỳ thi tiếng Hàn trong năm 2012 để dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2013 của hàng chục ngàn LĐVN sẽ gặp khó khăn…

Đó là những nguy cơ nhìn thấy rõ - nếu VN chưa giảm được tỉ lệ LĐ bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc - hiện đã tăng lên 50%”. Đó là những khuyến cáo của ông Phan Văn Minh - Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) - tới LĐVN có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc.

Cửa đang hẹp dần
Theo ông Phan Văn Minh, năm nay phía Hàn Quốc thay đổi chính sách trong tuyển dụng LĐ, sẽ rất khó khăn cho LĐVN. Nếu như năm 2011, VN được phân bổ 5.600 chỉ tiêu trong số 48.000 LĐ nước ngoài, nhưng đến cuối năm số LĐVN được chủ Hàn Quốc chọn đã vượt lên tới gần 13.000 LĐ - do nhiều chủ “chuộng” LĐVN - thì năm nay không còn lợi thế đó nữa.
Lao động về nước đúng hạn thi tiếng Hàn trên máy tính để trở lại Hàn Quốc..
Cụ thể, chỉ tiêu tiếp nhận LĐVN năm nay chưa được công bố chính thức, nhưng sẽ bám sát vào hạn ngạch được phân bổ cho từng nước, nếu đủ chỉ tiêu, phía Hàn Quốc sẽ “đóng cửa” với LĐVN. Đây là thách thức lớn đối với LĐVN nhập cảnh vào Hàn Quốc làm việc trong năm 2012.

Khó khăn hơn nữa đối với LĐVN còn ở chỗ do tỉ lệ LĐVN bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp đã tăng lên 50% - cao hơn mức trung bình của các nước khác cùng phái cử LĐ khoảng 23% nên nhiều chủ Hàn Quốc đã quay sang chọn LĐ các nước khác thay vì chọn LĐVN.

Nếu VN không nỗ lực giảm được tỉ lệ LĐ cư trú bất hợp pháp xuống còn 27% vào cuối năm nay như đã cam kết, phía Hàn Quốc sẽ hạn chế số lượng hồ sơ giới thiệu lên mạng cho chủ sử dụng Hàn Quốc chọn cũng như giảm chỉ tiêu phân bổ tiếp nhận LĐVN những năm sau.

Tuyển dụng ứng viên thất nghiệp dài hạn: nên hay không?

Các công ty thường tuyển dụng những người đang có việc làm thay vì chọn những ứng viên đã bị thất nghiệp trong một thời gian dài với lý do những người này “chắc là đang có vấn đề”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện nay…

Theo một báo cáo mới đây của Bộ Lao động Mỹ, có khoảng 14 triệu người lao động Mỹ đang ở trong tình trạng thất nghiệp và hơn 6 triệu trong số này đã bị mất việc làm trên sáu tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn giữ quan điểm không tuyển dụng những ứng viên đã bị thất nghiệp một thời gian dài với nhiều lý do: các ứng viên này đã bị sa thải vì họ là những nhân viên không tạo ra nhiều giá trị cho tổ chức, họ sẽ gặp khó khăn khi quay lại nề nếp làm việc hằng ngày sau một thời gian dài sống và làm việc theo một lịch trình tự do; những ứng viên quá giỏi so với yêu cầu của công việc (overqualified) thì rất khó quản lý, hoặc kiến thức và kỹ năng của họ sẽ bị lạc hậu, hay họ sẽ trở nên bất mãn nếu lương bổng và chức danh của họ không cao như trước…
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng xem việc ứng viên đang có việc làm hay không như một điều kiện để thực hiện sàng lọc nhanh hồ sơ của ứng viên, nhất là khi nhận được quá nhiều hồ sơ ứng tuyển cho một vị trí. Thậm chí, nhiều mẫu tin tuyển dụng còn ghi rõ điều kiện ứng tuyển là ứng viên phải đang có việc làm. Tại một số nước như Mỹ, cách làm này sẽ sớm được xem là bất hợp pháp với sự ra đời của một số đạo luật mới về cơ hội việc làm công bằng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực thì dù có được xem là hợp pháp hay không thì việc sơ tuyển bằng cách phân loại hồ sơ của ứng viên dựa vào tiêu chí về tình trạng làm việc (tức là có việc làm hay đang thất nghiệp) nay cũng không còn là một cách làm thích hợp vì nhiều lý do sau.

Đàm phán lương theo nguyên tắc Win - Win

Đàm phán lương là một nghệ thuật quyết định bạn được tuyển dụng hay không. Vì vậy, bạn phải thật tự tin chứng minh mình xứng đáng với mức lương cao nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc lợi ích của nhà tuyển dụng (NTD) trong cuộc đàm phán. Một kết quả “Win – Win” cho cả bạn và NTD sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho công việc mới.

Thông thường, NTD sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn. Bạn nên tự tin đưa ra mức lương cao nhất mà NTD có thể trả dựa trên những thông tin mà bạn đã thu thập được. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 - 8 triệu/tháng, hãy mạnh dạn đưa ra con số 8 triệu đồng ngay từ đầu. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- NTD sẽ đồng ý với mức lương mà bạn đưa ra.

- Trong trường hợp nhà NTD đưa ra một mức thấp hơn mức mà bạn đã đề nghị nhưng vẫn nằm trong giới hạn mong muốn của bạn (ví dụ 7 triệu đồng) bạn vẫn có thể “hạ giá” xuống 7 triệu đồng để làm NTD hài lòng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nói rõ lý do tại sao bạn chấp nhận mức lương thấp hơn để NTD sẽ thấy rằng bạn có sự suy nghĩ thấu đáo và cân nhắc kỹ càng cho sự nghiệp lâu dài của mình.

Chuyên gia nhân sự bày tuyệt chiêu thành công

Trong thời buổi kinh tế thị trường nếu bạn đủ thông minh và nghiêm túc với nghề nghiệp, phải coi mình là món hàng, quan trọng là món hàng đó có thương hiệu hay không và nhà tuyển dụng sẽ trả bao nhiêu tiền cho giá trị mà bạn mang lại – Bà Thanh Nguyễn (GĐ điều hành Anphabe.com) khẳng định.

Ý nghĩa và bổ ích là điều mà hầu hết các bạn sinh viên nhận định sau khi tham gia hội thảo “Tự tin khởi đầu thành công mới” do Vietnamworks tổ chức. Bằng những kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh, thương mại như ông Francis Hùng (GĐ khu vực các tập đoàn kinh doanh quốc tế), ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (Phó tổng GĐ công ty PNJ), bà Thanh Nguyễn (GĐ điều hành Anphabe.com) đã chia sẻ cho hàng ngàn sinh viên kỹ năng cần thiết để tự tin khởi nghiệp và có được thành công trên con đường mình lựa chọn.

Ấn tượng đầu tiên là mãi mãi
Bà Thanh Nguyễn (CEO & founder Anphabe.com

Các chuyên gia cho rằng, xây dựng thương hiệu cá nhân, khẳng định giá trị bản thân từ ấn tượng đầu tiên là chìa khóa cho một khởi đầu thành công. Chỉ trong 11 giây đầu tiên nhà tuyển dụng có thể biết đâu là người họ cần, và người đó sẽ làm được gì cho họ qua tính cách, tư cách, và phong cách của bạn. Cụ thể là hình dáng, con người chiếm 55% thiện cảm, ngôn ngữ cơ thể chiếm 38% và chỉ 7% từ lời nói. Như vậy, trang phục, phong thái của mỗi người có vai trò quyết định tới ấn tượng ban đầu, ấn tượng này sẽ kéo dài rất lâu và không bao giờ thay đổi nên các ứng viên đều phải chú ý.