Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn cong-so. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cong-so. Hiển thị tất cả bài đăng

3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc

Ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, bạn có thể bị đồng nghiệp, sếp, người ở phòng ban khác ganh ghét. Người đó cố gắng khiến bạn bị sa thải, bị mọi người xa lánh hoặc đơn giản là làm cho bạn tức giận, nghi ngờ bản thân.


Dù đó là ai và gây ra việc gì, vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả sức khỏe, công việc và những mối quan hệ của bạn. Bởi vậy, bạn cần nhanh chóng giải quyết dứt điểm tình huống để ổn định lại cuộc sống và sự nghiệp.

Dưới đây là 3 sự lựa chọn bạn có thể áp dụng khi trở thành mục tiêu của những “kẻ ghen ăn tức ở” trong công việc:

Bí quyết mối quan hệ vững chắc với sếp mới

Sếp là nhân tố quyết định sự thỏa mãn trong công việc hiện tại cũng như thành công tương lai của bạn tại công ty. Đây là mối quan hệ đáng để bạn đầu tư xây dựng ngay từ những ngày làm việc đầu tiên.

Dưới đây là một số bí quyết tạo dựng nền móng vững chắc cho mối hợp tác bền vững với sếp:

Quan sát và học hỏi sếp

"Trong những ngày đầu tiên tại công việc mới, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là để ý tới văn hoá công ty và quan sát phong thái làm việc của sếp. Đừng vội đưa ra những đánh giá phiến diện cho tới khi bạn hiểu rõ văn hoá công ty, những điều mọi người yêu thích cũng như ghét bỏ", Terese Corey Blanck, giám đốc của công ty tư vấn việc làm College to Career, nói.

Bên cạnh đó, đặt ra những câu hỏi thông minh sẽ giúp sếp có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn. Đừng hỏi những điều đã quá rõ ràng hoặc ngại hỏi vì sợ người khác nghĩ mình thiếu năng lực. Hãy nhớ rằng sếp sẽ hài lòng nếu bạn hỏi thay vì lẳng lặng làm việc và mắc sai lầm.

Bí quyết làm việc ăn ý với 4 kiểu đồng nghiệp nơi công sở

Để làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp, việc nắm bắt và ứng xử phù hợp với cá tính của họ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa đủ thời gian để hiểu cộng sự của mình thì sau đây là một vài bí quyết hữu ích.


Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” để nói lên tầm quan trọng của việc thấu hiểu những người xung quanh nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Và trong môi trường làm việc đa dạng, đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác cao ngày nay, việc nắm bắt được cá tính của các đồng nghiệp lại càng trở nên cần thiết.

Để thành công bạn cần thấu hiểu các đồng nghiệp


Theo tác giả Kate Ward của cuốn sách “Cá tính nơi công sở: Bí quyết để làm việc với (hầu như) bất cứ ai” thì mỗi cá tính khác nhau lại có một lối ứng xử khác nhau và cần một cách tiếp cận riêng. Theo tác giả, thông thường có 4 nhóm cá tính thương gặp nơi công sở đó là: người bộc trực, người sôi nổi, người thận trọng và người có tính hệ thống. Và sau đây là một số gợi ý về dấu hiệu nhận biết và cách tiếp cận tương ứng.

Nói xấu đồng nghiệp trên mạng coi chừng mất việc

Trong một nghiên cứu gần đây của ExecuNet (một trang web kết nối các lãnh đạo), 35% nhà tuyển dụng cho biết từng loại ứng viên vì những thông tin tiết lộ trên mạng xã hội dù họ được trang bị hồ sơ xin việc đẹp và xuất sắc vượt qua vòng phỏng vấn.

Nói xấu đồng nghiệp - Ảnh minh họa

Không chỉ với ứng viên, ngay cả nhân viên các công ty, tổ chức cũng nên cẩn thận với tính năng “phản chủ” của các trang mạng xã hội hiện hành.

Năm dấu hiệu chứng tỏ bạn chọn sai nghề

Bạn biết rằng không có gì trong cuộc sống là hoàn hảo, vì vậy làm tốt công việc của mình để xoa dịu nỗi ngờ vực trong lòng rằng mình đã lựa chọn sai nghề.

Theo số liệu khảo sát riêng của L&A (Le & Associates), hiện có khoảng 20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề.

Một số liệu điều tra khác của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Chọn sai nghề giống như đeo gông vào cô, bạn không những không phát huy được năng lực, không thể đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà còn đánh mất thời gian quý báu của mình.


Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận định lại xem có thực là mình đã lựa chọn sai nghề, để từ đó bạn sớm có hướng đi cho riêng mình.

Đối phó với những “kẻ thù” nơi công sở


Là người đã đi làm, hẳn bạn biết có một số người luôn tỏ ra thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ người khác ở nơi làm việc, nhưng thực chất lại ngấm ngầm “đâm sau lưng” họ.

Những “kẻ thù” giấu mặt như vậy sẽ khiến cuộc sống công sở của bạn trở nên khó khăn, mệt mỏi hơn. Vì thế, hãy tỉnh táo xác định những người xấu tính ở nơi làm việc và tìm cách “phòng thủ” trước.

Dưới đây là sáu kiểu “kẻ thù” có thể xuất hiện nơi công sở và một số gợi ý giúp bạn đối phó:

Tăng tuổi hưu cho lao động nữ cần theo lộ trình từng bước


Nâng tuổi hưu cho lao động nữ nhằm tạo thêm cơ hội để phụ nữ được đóng góp sức lao động và trí tuệ vào sự phát triển chung. Bên cạnh đó, việc này còn giúp đảm bảo cân bằng cho Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nhưng, việc tăng này cần tính toán kỹ và phải có lộ trình; trước mắt, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề xuất giữ nguyên quy định về tuổi hưu hiện tại, đồng thời, linh hoạt đối với 2 nhóm đối tượng. Nội dung này được nêu tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về tuổi nghỉ hưu do Hội Doanh nhân nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tổ chức ngày 17/4.
   Việc điều chỉnh tuổi hưu cho lao động nữ đang thu hút sự quan tâm và tranh luận của toàn xã hội. Ảnh: Hà Thái - TTXVN

Giữ chân người lao động: Quan trọng ở môi trường làm việc


Hoạt động ở lĩnh vực công nghệ thông tin, đòi hỏi về nhân lực có chất lượng cao trở nên bức thiết. Chị Trần Thị Yến - Trưởng phòng Nhân sự Công ty Phân mềm Công nghệ thông tin CNC cho hay, công nghệ thông tin là lĩnh vực mới và được xem là "hot" ở Việt Nam.
Ảnh: sưu tầmChỉ cần công ty nào có ý định cắt giảm nhân sự, các công ty "săn đầu người" sẽ tiếp cận luôn. CNC hiện có hơn 100 lao động, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty đã phải dùng nhiều chính sách đãi ngộ để giữ chân nhân lực có trình độ cao.

Ví như, theo chu trình 3 tháng một lần, công ty vẫn phải tăng lương cho người lao động. Đối với nhân sự đặc biệt có thể tăng lương đột xuất. Ngoài ra, CNC còn có chính sách thưởng theo dự án để mọi người có cảm giác làm việc cho mình. Thực tế, công ty đã sẵn sàng trích phần trăm dự án để thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc hưng phấn hơn. Theo quan điểm của nhiều công ty, khi lâm vào khó khăn thì cắt giảm nhân sự nhưng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, không có nhân lực thì dự án sẽ không được hoàn thành hoặc chậm hoàn thành. Không có nhân sự thì không làm được dự án, theo logic như vậy, công ty sẽ khó khăn hơn.

Không nghỉ phép năm không được thanh toán?


Trong các vụ đình công đòi quyền lợi của người lao động xảy ra thời gian qua, yêu cầu được thanh toán tiền những ngày phép năm chưa dùng xuất hiện tương đối nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đình công.

Điều 74 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương. Nếu ngày nghỉ phép chưa dùng hết, khoản 3, điều 76 BLLĐ hướng dẫn rằng người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Cụm từ “các lý do khác” được giải thích trong điều 10 nghị định số 195/CP ban hành ngày 31-12-1994 (nghị định 195) là các trường hợp:

1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;

Từ ngày 1/5, lương hưu sẽ tăng 26,5%


Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc dự kiến thực hiện từ 1/5.

Theo đó 7 nhóm đối tượng được điều chỉnh là:

1- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Lương hưu sẽ tăng 26,5% 

Lao động nữ được nghỉ thai sản 6 tháng


ANTĐ - Vợ sinh con, chồng được nghỉ có lương 2 ngày, nữ lao động được nghỉ thai sản 6 tháng; tăng thêm 1 ngày nghỉ tết... Đó là những  thông tin đáng chú ý khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) chiều qua, 27-3.


Vợ sinh con, chồng cũng được nghỉ

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, cơ quan thẩm tra đề xuất người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Trường hợp lao động nữ chết sau khi sinh con thì chồng được nghỉ để chăm sóc con đến khi con đủ 6 tháng. Khi vợ sinh con, người chồng được nghỉ có hưởng lương 2 ngày… Đối với việc nghỉ Tết âm lịch, thời gian nghỉ được tăng thêm 1 ngày (từ 4 lên 5 ngày). Về số giờ làm thêm, tiếp thu ý kiến ĐBQH, cơ quan thẩm tra đưa ra 2 phương án. Ở phương án 1, số giờ làm thêm tối đa là không quá 200 giờ/năm. Phương án 2 đề nghị tối đa không quá 360 giờ/năm.
Kéo dài thời gian nghỉ thai sản để lao động nữ thêm thời gian chăm sóc con

Đến Việt Nam tìm cơ hội

"Vùng đất của cơ hội", Théo Falcoz (22 tuổi, người Pháp, Viện Telecom & Management Sud Paris), đã thốt lên như thế khi nói về VN.

Sau ba tháng thực tập ở một tập đoàn Pháp có trụ sở tại TP.HCM, Théo khẳng định VN có nhiều ưu điểm để thu hút lao động ngoại.

Nhân viên Việt và Pháp làm việc cùng nhau tại Công ty gia công, xử lý dữ liệu Officience, TP.HCM. Ngày càng nhiều lao động nước ngoài đến VN làm việc - Ảnh: Công Nhật






Nhân viên Việt và Pháp làm việc cùng nhau tại Công ty gia công, xử lý dữ liệu Officience, TP.HCM. Ngày càng nhiều lao động nước ngoài đến VN làm việc - Ảnh: Công Nhật

Ðó cũng là hiện tượng đang diễn ra phổ biến: ngày càng có nhiều lao động nước ngoài đến VN làm việc và lực lượng này góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động cũng như sự phát triển xã hội nói chung ở VN.

Nhân viên nghỉ việc? Hành động ngay trước khi quá muộn!

Tuyển dụng luôn là một quy trình khiến bạn hao tốn nhiều tiền của, thời gian và công sức. Vì thế, khi đã xây dựng được một tập thể làm việc hiệu quả, bạn đương nhiên không bao giờ muốn họ ra đi.

1. Các dạng nghỉ việc: Nắm bắt được xu hướng nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp hiểu được lý do họ ra đi và có các biện pháp phòng ngừa điều tương tự xảy ra trong tương lai.



Nghỉ việc theo mùa vụ
Chúng ta thường thấy nhân viên xin nghỉ việc vào những thời điểm nhất định trong năm, chẳng hạn sau một giai đoạn kinh doanh phát đạt. Điều này thường xảy ra với những nhân viên có lương chủ yếu dựa vào hoa hồng. Đó là vì họ muốn theo đuổi môi trường và thị trường mà họ có thể duy trì cơ hội kiếm tiền.

Nghỉ việc do thiếu cơ hội thăng tiến
Đôi lúc bạn có thể rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của việc tuyển dụng. Đó là khi nhân viên đã khẳng định được năng lực của mình, họ quyết định ra đi vì không còn thấy triển vọng phát triển xa hơn trong công ty.

“Tháo chạy” hàng loạt
Đây là tình huống xấu nhất cho một doanh nghiệp. Một số lượng lớn nhân viên quyết định nghỉ việc cùng một lúc vì nhiều lý do như không hòa hợp với một người quản lý mới, bất đồng về lương bổng với công đoàn, hoặc nghe thấy tin tức về những khó khăn tài chính tiềm ẩn trong ngành bạn đang kinh doanh.

Đàm phán lương theo nguyên tắc Win - Win

Đàm phán lương là một nghệ thuật quyết định bạn được tuyển dụng hay không. Vì vậy, bạn phải thật tự tin chứng minh mình xứng đáng với mức lương cao nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc lợi ích của nhà tuyển dụng (NTD) trong cuộc đàm phán. Một kết quả “Win – Win” cho cả bạn và NTD sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho công việc mới.

Thông thường, NTD sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn. Bạn nên tự tin đưa ra mức lương cao nhất mà NTD có thể trả dựa trên những thông tin mà bạn đã thu thập được. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 - 8 triệu/tháng, hãy mạnh dạn đưa ra con số 8 triệu đồng ngay từ đầu. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- NTD sẽ đồng ý với mức lương mà bạn đưa ra.

- Trong trường hợp nhà NTD đưa ra một mức thấp hơn mức mà bạn đã đề nghị nhưng vẫn nằm trong giới hạn mong muốn của bạn (ví dụ 7 triệu đồng) bạn vẫn có thể “hạ giá” xuống 7 triệu đồng để làm NTD hài lòng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nói rõ lý do tại sao bạn chấp nhận mức lương thấp hơn để NTD sẽ thấy rằng bạn có sự suy nghĩ thấu đáo và cân nhắc kỹ càng cho sự nghiệp lâu dài của mình.