Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan-su. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhan-su. Hiển thị tất cả bài đăng

Đề án cải cách tiền lương: Sẽ “sống được” bằng lương?

Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu xây dựng các giải pháp cho Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012-2020. Trong đó việc cải cách chính sách tiền lương là mấu chốt, với hy vọng có một đề án hoàn chỉnh nhằm bảo đảm cho NLĐ có thể sống được bằng tiền lương và đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của họ và gia đình.
Để người lao động có thể sống được bằng tiền lương, cần sớm có những quyết sách phù hợp. Ảnh: Đàm Duy
Nhiều lần điều chỉnh vẫn chưa sát thực

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã 8 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu (LTT) chung áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ 210.000 đồng/ người/tháng lên 1.050.000 đồng/ người/tháng. Trước thời điểm 30-9-2011, mức LTT chung áp dụng đối với khu vực hành chính, sự nghiệp được quy định bằng mức LTT ở vùng thấp nhất áp dụng cho khu vực DN. Từ ngày 1-10-2011, có hai hệ thống tiền LTT song song tồn tại, đó là hệ thống tiền LTT một mức duy nhất áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN và một hệ thống tiền LTT áp dụng cho khu vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có sự phân biệt theo vùng (được chia theo 4 vùng khác nhau). Trong đó, mức LTT chung áp dụng cho khu vực NSNN trả lương lại thấp hơn rất nhiều so với mức LTT áp dụng đối với khu vực DN. Điều này đã làm sai lệch bản chất của tiền LTT, tại cùng một địa bàn có hai mức LTT khác nhau. Hiện nay có khoảng 15 triệu NLĐ làm việc trong các loại hình DN. Vì vậy, chính sách tiền lương với khu vực DN tác động trực tiếp đến đời sống 15 triệu người và khoảng 15 triệu con cái họ.

Tìm lại niềm vui trong công việc – Bằng cách nào?

Bạn thường trải qua những buổi tối chủ nhật chán nản vì nghĩ đến ngày mai lại phải đi làm? Và lần gần đây nhất, bạn bắt đầu có ý định thay đổi công việc? Dù bất cứ lý do gì, đừng để sự chán nản “đánh cắp” niềm vui trong công việc của bạn!

Ngay bây giờ, hãy thử khuấy động lại sự hào hứng trong công việc bằng những cách sau đây:

1. Suy nghĩ lạc quan


Luôn tập trung sự chú ý của bạn vào những điều tích cực: Điều gì làm bạn thật sự yêu thích công việc của mình? (cố gắng suy nghĩ, chắc chắn bạn sẽ tìm ra vài điều) Làm thế nào để đưa những điểm tích cực này vào công việc hằng ngày? Hãy nhắc bản thân nhớ đến những khía cạnh tích cực khác trong công việc, chẳng hạn như các đồng nghiệp vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện…

2. Thử thách bản thân


Hãy tìm kiếm những thách thức mới. Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy “bất an” trong công việc đôi khi đơn giản chỉ là sự nhàm chán. Hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để công việc của bạn thú vị hơn. Bạn có thể xung phong làm người cố vấn (mentor) cho một nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường và công việc; hay tìm hiểu quan sát đồng nghiệp ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh của công ty. Trước khi thực hiện những điều này, hãy trao đổi với sếp trực tiếp của bạn để nhận được sự giúp đỡ từ sếp.


Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Điều chỉnh lương tối thiểu theo giá sinh hoạt

Các ý kiến đại biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, sáng 23/5, về vấn đề tiền lương trong Bộ luật Lao động sửa đổi đều đồng tình việc quy định thay đổi mức lương cơ bản dựa trên sự thay đổi của giá cả, điều kiện kinh tế - xã hội, và tiền lương trên thị trường lao động.

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII
Việc thay đổi mức lương tối thiểu do Chính phủ quyết định, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, một cơ quan mới sẽ được thành lập (gồm các đại diện là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).

“Là tiến bộ rất tốt”

Điều 92, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động”.


“Tùy theo từng thời kỳ, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động”.

Tiếp tục, Điều 93 của dự thảo quy định “Khi chỉ số giá sinh hoạt thay đổi làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế của người lao động.”.

Khi doanh nghiệp và người lao động "lệch pha"

Ngày 19-5, Thành Ðoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô năm 2012 tại Trường đại học Giao thông vận tải (quận Ðống Ða). Ngày hội dự kiến thu hút gần 15 nghìn lượt người và 80 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, với hơn 6.800 chỉ tiêu tuyển dụng lao động trình độ đại học, cao đẳng; hơn 4.200 chỉ tiêu tuyển dụng thợ, công nhân kỹ thuật... Ngày hội nhằm tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời tăng cường tư vấn công tác hướng nghiệp, chọn nghề, học nghề phù hợp khả năng của lao động trẻ, thúc đẩy sự quan tâm của xã hội, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên.

Chỉ tiêu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cao, nhưng số lượng người lao động đáp ứng được yêu cầu đặt ra không nhiều. Ngược lại, một số vị trí người lao động tìm kiếm thì lại không có. Qua thống kê của Ban tổ chức, chỉ có 2.360 lao động đăng ký tại các gian hàng, thấp hơn con số dự kiến ban đầu là 4.000 người. Trong đó, gần 2.000 người được tư vấn, 1.300 lao động được doanh nghiệp phỏng vấn.
Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại Ngày hội việc làm Thủ đô 2012. 

Đãi ngộ tốt - lời giải cho bài toán lao động “nhảy việc”

Cái cảnh “dở khóc dở cười” khi đã vào vụ sản xuất, ngày giao hàng đến nơi mà thiếu người làm vì công nhân “nhảy việc” không phải là chuyện lạ đối với nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là những nơi tập trung nhiều KCN, KCX như Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...

Thu nhập thấp

Nguyên nhân chính của tình trạng “nhảy việc” trên là do chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, người lao động không toàn tâm, toàn ý với công việc, thường xuyên thay đổi chỗ làm để hy vọng kiếm được đồng lương có thể bảo đảm cuộc sống giữa thời buổi nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống ngày càng trở nên đắt đỏ.
Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có thu nhập thấp như sản xuất da giày, may mặc rất cần có chế độ đãi ngộ tốt như nhà ở, dịch vụ y tế... giúp họ yên tâm làm việc (ảnh minh họa).
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2011, nước ta có tổng số 283 KCN, KCX được thành lập ở 58 tỉnh, thành phố, tạo ra việc làm cho gần 2 triệu lao động. Trong 24 tỉnh, thành phố có nhiều KCN nhất, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN lên đến 4.540 doanh nghiệp và sử dụng số lao động tới 1.420.256 người. Trong đó tập trung nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh - có 1.036 doanh nghiệp với 260.000 lao động … Trong các KCN, KCX, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 70% tổng số lao động, với số lượng 1.121.000 người.

Tăng lương: Giá cả tiêu dùng ít biến động

Thông thường khi có thông tin về tăng lương là giá cả các mặt hàng thiết yếu lại rục rịch “tát nước theo mưa”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý NTD là “lo sợ” để chống chọi với bão giá. Theo đánh giá sơ bộ, đến thời điểm này đợt tăng lương của hơn 6 triệu người lao động (chiếm 7% dân số) với mức tăng từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng (khoảng 26,5%) không tác động nhiều đến giá cả thị trường.

Sau đợt tăng lương, giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn duy trì ở mức ổn định, thậm chí một số mặt hàng như gas, gạo... còn giảm giá khiến NTD khấp khởi vui mừng

Giá cả ít biến động

Từ ngày 1-5-2012, theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung sẽ là 1.050.000 đồng/tháng, tăng thêm 220.000 đồng so với mức lương cũ. Mức lương tối thiểu chung này áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội; công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Cũng từ 1-5-2012, thực hiện Nghị định 34/2012, mức phụ cấp công vụ bằng 25% (hiện là 10%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Chưa thể xóa “thu nhập ngầm”

Vào năm cuối cùng điều chỉnh lương tối thiểu theo lộ trình đã được quy định, mức lương tối thiểu cho công chức nhà nước tăng từ 830.000 đồng lên 1,05 triệu đồng - mức tăng tương đương khoảng 26%, theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH so với các năm trước là khá cao và theo tính toán của các cơ quan tham mưu, đã cao hơn tốc độ trượt giá.

Tuy nhiên, về lâu dài, để người lao động (NLĐ) có thể sống được bằng lương thì việc điều chỉnh lương hằng năm cần tính toán lại để tiến tới hệ thống lương thực trả.

Đại đa số người lao động sống chủ yếu bằng lương và đang gặp nhiều khó khăn khi giá cả tăng cao. Ảnh: Trung Kiên

Trả lương mới từ 1/5: Được “tiền trảm hậu tấu”


Ông Đặng Hữu Pháp, Vụ phó Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính, việc trả lương mới từ 1/5 tới sẽ được ưu tiên hết mức, kịp thời. Các đơn vị chi trả lương cho người lao động được phép rút dự toán để thanh toán, và Kho bạc phải có trách nhiệm chi trả.

Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP (ngày 12/4/2012), các đối tượng được tăng lương bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo luật Doanh nghiệp.

Kinh phí thực hiện việc tăng lương đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2012 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 35-40% số thu được để lại theo chế độ năm 2012 của các đơn vị có lợi nhuận; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2011.
Kho bạc vẫn phải chi trả kịp thời, mọi sổ sách sẽ được đối chiếu sau

Bảy nhóm đối tượng như người lao động, cán bộ xã phường về hưu, quân nhân đang hưởng trợ cấp... cũng được tăng lương, trợ cấp trong đợt này, thêm 26,5% hàng tháng.