Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong-van. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong-van. Hiển thị tất cả bài đăng

Lao động trẻ lao đao tìm việc làm

Lao động trẻ cần nhận định bản thân để có định hướng nghề nghiệp phù hợp, nâng cao cơ hội việc làm trong thời buổi kinh tế khó khăn.

Trước cửa phòng của chương trình phỏng vấn thử “Tự tin trước nhà tuyển dụng” do Trường ĐH Kinh tế TPHCM và Trường ĐH Nông Lâm TPHCM phối hợp tổ chức mới đây, sinh viên (SV) đến đăng ký tham gia đông nghẹt. Nhìn số thứ tự hơn 100, bạn V.T.H.T, vừa tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, thở dài: “Tôi đã phỏng vấn tìm việc làm ở 2 công ty nhưng gần nửa tháng rồi mà vẫn chưa thấy hồi âm”.

Sinh viên tìm việc làm tại Ngày hội Nghề nghiệp năm 2012 do Trường ĐH Kinh tế TPHCM và Trường ĐH Nông Lâm TPHCM phối hợp tổ chức mới đây

Đừng ngại tiếp thị mình

Nhiều bạn trẻ khi nói đến “thương hiệu cá nhân” thường ngại ngần vì cho rằng mình chưa làm gì thành công nên chưa thể có... danh hiệu. Nhưng bất cứ ai cũng cần và có thể có thương hiệu cá nhân theo cách riêng.

Đó là điều được khẳng định tại chương trình “Thương hiệu cá nhân dưới mắt nhà tuyển dụng” do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 27-5.

Không phải “hàng xa xỉ”

Trên màn hình có ảnh hai chiếc túi xách da gần như giống hệt nhau từ chất liệu, kiểu dáng. Bà Nguyễn Thị Việt Thanh, giám đốc điều hành của Anphabe.com, cho biết giá của một chiếc khoảng 50 USD, chiếc còn lại là 1.500 USD. “Chúng giống nhau, khác biệt lớn nhất là thương hiệu. Thương hiệu cá nhân cũng có giá rất khác nhau” - bà Thanh khẳng định. Và có giá càng cao thì càng có nhiều cơ hội “nâng niu”, với vật là sự giữ gìn, với người là các chế độ đãi ngộ và thăng tiến.
Bà Nguyễn Thị Việt Thanh hướng dẫn các bạn trẻ dự buổi giao lưu cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng - Ảnh: Quang Định
“Tôi đã nhấn mạnh ưu điểm của tôi là lòng nhiệt tình, sao nhà tuyển dụng vẫn không chịu nhận?” - một sinh viên tên Thủy chia sẻ lần xin việc thất bại mới đây. Ông Ngô Đình Đức, giám đốc điều hành của Công ty L&A, đáp rằng “lòng nhiệt tình” hầu như sinh viên mới ra trường nào cũng có, chưa kể Thủy cũng chỉ nói thôi chứ đâu có “bằng chứng” thuyết phục về ưu điểm đó của mình. Theo ông Đức, thương hiệu cá nhân không chỉ “có giá”, hấp dẫn mà còn phải khác biệt, riêng có của một người. Đó là tổng hợp những yếu tố về tính cách, năng lực, phong cách...

Dấu hiệu người phỏng vấn không thích bạn

Bạn sẽ biết cuộc phỏng vấn việc làm có thành công hay không dựa trên thái độ và lời nói của người phỏng vấn. Nếu anh/cô ấy tỏ vẻ không thích bạn, thay vì tự trách mình, bạn nên kiên cường tiếp tục quá trình tìm việc.


Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy người phỏng vấn không có thiện cảm tốt với bạn:

Nói về những ứng viên khác

Khi người phỏng vấn nói rằng có rất nhiều ứng viên ứng tuyển vào công ty, rằng họ tốt nghiệp từ những trường đại học danh giá… anh/ cô ấy đang muốn dập tắt hi vọng được nhận vào làm của bạn.

5 LÝ DO ĐỂ VIẾT THƯ CẢM ƠN


Đừng bao giờ xem nhẹ việc viết thư cảm ơn Nhà tuyển dụng (NTD) sau buổi phỏng vấn!

Một bức thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn có thể đem đến cho bạn cơ hội việc làm mơ ước.  Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 5 lý do sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ lợi ích của một lá thư cảm ơn:

1. Thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với NTD


Thư cảm ơn giúp bạn thể hiện lòng biết ơn đối với NTD vì họ đã dành thời gian để tiếp bạn. Mặc dù rất bận rộn, họ vẫn bỏ ra một khoảng thời gian đáng kể để trò chuyện cũng như tìm hiểu về bạn.

2. Nổi bật trong đám đông, tại sao lại không?


Có một sự thật: đa số các ứng viên không gửi thư cảm ơn đến NTD sau buổi phỏng vấn. Vì thế, việc bạn gửi thư cảm ơn trực tiếp đến NTD sẽ được họ chú ý ngay. Vậy tại sao không?

Đánh mất cơ hội việc làm vào phút cuối


Bạn cho rằng nhận được lời đề nghị công việc của nhà tuyển dụng là bước cuối cùng trong quá trình tìm việc đầy căng thẳng, và bạn có thể thở phào nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát bước cuối này, bạn vẫn có thể đánh mất cơ hội được nhận công việc chính thức.

Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh:

Không liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi nhận được lời đề nghị

Nếu nhà tuyển dụng thông báo qua email về lời đề nghị dành cho bạn và vài ngày sau bạn mới hồi âm, khả năng họ rút lại lời đề nghị đó rất lớn. Họ sẽ cho rằng bạn không thật sự hứng thú với lời đề nghị cũng như công việc nên đã không phúc đáp lại.

Vì vậy, cho dù bạn không có ý định chấp nhận lời đề nghị ngay lập tức, nhưng ít nhất hãy liên lạc lại để nhà tuyển dụng biết bạn đã nhận được thông tin. Hãy thể hiện sự hứng thú khi nhận được lời đề nghị công việc (kể cả khi cuối cùng bạn không chấp nhận nó) bởi đó là hành động của sự chuyên nghiệp.

Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng


Được mời phỏng vấn, bạn đã tiến gần hơn đến việc làm mơ ước. Hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn này vì bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên. Hãy áp dụng 10 bí quyết sau để có một buổi phỏng vấn thành công.

Luyện tập ngôn ngữ cử chỉ. Những cử chỉ sau giúp bạn thể hiện sự tự tin: tư thế đứng thẳng, sự giao tiếp bằng mắt và cái bắt tay chắc chắn. Ấn tượng không lời đầu tiên có thể mở ra một khởi đầu tốt đẹp hoặc đặt dấu chấm hết cho buổi phỏng vấn của bạn. Vì vậy, bạn cần luyện tập để tạo phong thái tự tin chững chạc ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên.

Trang phục chuyên nghiệp. Vẻ ngoài chỉn chu và chuyên nghiệp thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho nhà tuyển dụng và sự nghiêm túc với công việc ứng tuyển. Trang phục công sở thường phù hợp với những buổi phỏng vấn. Trang trọng nhất bạn có thể mặc vest. Ngoài ra, nếu vị trí bạn ứng tuyển cần thể hiện nổi bật cá tính, bạn có thể chọn trang phục ít trang trọng hơn.

Lắng nghe. Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp thông tin một cách trực tiếp hay gián tiếp về công việc, đồng nghiệp/sếp của bạn hay văn hóa công ty… Để có cái nhìn bao quát về công việc mình đang ứng tuyển bạn cần chú ý không bỏ qua thông tin nào và hãy hỏi lại nếu có điều chưa rõ hoặc không hiểu.

Lời khuyên khởi động sự nghiệp dành cho tân cử nhân

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, kiếm được một công việc ưng ý không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt với những người vừa tốt nghiệp ít kinh nghiệm. 

Hi vọng những lời khuyên dưới đây sẽ giúp những người mới trong thị trường lao động sớm tìm được con đường đi đúng đắn cho một sự nghiệp thành công:
Tận dụng các nguồn tìm việc ở trường học

Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều hỗ trợ tân cử nhân tìm việc thông qua mối quan hệ với các doanh nghiệp, đối tác. Thậm chí, các cựu sinh viên của trường cũng tích cực giúp đỡ các hậu bối của mình bằng cách cung cấp thông tin tuyển dụng. Bạn nên tận dụng tất cả các nguồn này để tìm việc.

Gia nhập mạng xã hội

Chắc hẳn các bạn trẻ đều đã lập cho mình một tài khoản trên mạng xã hội như Facebook, Twitter hay LinkedIn. Nhưng hãy lưu ý rằng giờ đây bạn đã là một người đi làm và trang cá nhân của bạn phải được xây dựng chuyên nghiệp để không chỉ phục vụ mục đích liên lạc với bạn bè mà còn giúp bạn liên kết với những mối quan hệ nghề nghiệp.


Những câu hỏi phỏng vấn “xương xẩu” nhất


Ứng viên cần nghiên cứu mức lương phổ biến trong ngành nghề dự tuyển để ước lượng con số mình nên đề nghị

Theo các chuyên gia, bạn nên dành ít nhất 3 giờ để chuẩn bị cho mỗi cuộc phỏng vấn. Việc đầu tiên bạn cần làm là suy nghĩ cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và tập trình bày rõ ràng.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

1. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn cần trình bày ngắn gọn và cô đọng về điểm mạnh, năng lực của bạn và những gì bạn có thể đóng góp cho công ty. Hãy tạo sự khác biệt cho bản thân bằng cách giới thiệu những phẩm chất chỉ bạn mới có và bắt đầu câu trả lời với “Tôi chính là người phù hợp nhất cho vị trí này vì...”.

Người lao động cần trang bị kỹ năng mềm

Làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả và người lao động phát huy được lợi thế ngành nghề đã học? Để làm được điều này, bên cạnh trang bị những kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, người lao động cần được trang bị thêm những kỹ năng mềm…

Kỹ năng mềm

Ngày nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp mà người lao động đồng thời phải tạo cho mình các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp… Các yếu tố này được người ta gọi là kỹ năng mềm (soft skills).

Các kỹ năng có thể không được học trong nhà trường, cũng không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người và là thước đo hiệu quả trong công việc. Nó khác với những kỹ năng cứng (hard skills) được đào tạo bài bản, khả năng học vấn, kinh nghiệm, sự thành thạo về chuyên môn…
Không ít lao động khó tìm việc vì thiếu các kỹ năng mềm. Ảnh: Hồ Thu
Phân tích kết quả khảo sát 5.000 sinh viên từ các nguồn thông tin của ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Nông Lâm và khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho thấy, sinh viên đã nhận thức được những vấn đề về kỹ năng mềm đối với thị trường lao động nhưng chưa rõ nét. Cụ thể, với câu hỏi: Để được tuyển dụng và làm việc có hiệu quả, sinh viên cần trang bị những gì? 54% sinh viên cho rằng, doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn; 29% cho rằng cần kiến thức ngoại ngữ, tin học; 10% cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% cho rằng cần kỹ năng thực hành.

Tuyển dụng ứng viên thất nghiệp dài hạn: nên hay không?

Các công ty thường tuyển dụng những người đang có việc làm thay vì chọn những ứng viên đã bị thất nghiệp trong một thời gian dài với lý do những người này “chắc là đang có vấn đề”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện nay…

Theo một báo cáo mới đây của Bộ Lao động Mỹ, có khoảng 14 triệu người lao động Mỹ đang ở trong tình trạng thất nghiệp và hơn 6 triệu trong số này đã bị mất việc làm trên sáu tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn giữ quan điểm không tuyển dụng những ứng viên đã bị thất nghiệp một thời gian dài với nhiều lý do: các ứng viên này đã bị sa thải vì họ là những nhân viên không tạo ra nhiều giá trị cho tổ chức, họ sẽ gặp khó khăn khi quay lại nề nếp làm việc hằng ngày sau một thời gian dài sống và làm việc theo một lịch trình tự do; những ứng viên quá giỏi so với yêu cầu của công việc (overqualified) thì rất khó quản lý, hoặc kiến thức và kỹ năng của họ sẽ bị lạc hậu, hay họ sẽ trở nên bất mãn nếu lương bổng và chức danh của họ không cao như trước…
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng xem việc ứng viên đang có việc làm hay không như một điều kiện để thực hiện sàng lọc nhanh hồ sơ của ứng viên, nhất là khi nhận được quá nhiều hồ sơ ứng tuyển cho một vị trí. Thậm chí, nhiều mẫu tin tuyển dụng còn ghi rõ điều kiện ứng tuyển là ứng viên phải đang có việc làm. Tại một số nước như Mỹ, cách làm này sẽ sớm được xem là bất hợp pháp với sự ra đời của một số đạo luật mới về cơ hội việc làm công bằng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực thì dù có được xem là hợp pháp hay không thì việc sơ tuyển bằng cách phân loại hồ sơ của ứng viên dựa vào tiêu chí về tình trạng làm việc (tức là có việc làm hay đang thất nghiệp) nay cũng không còn là một cách làm thích hợp vì nhiều lý do sau.

Đàm phán lương theo nguyên tắc Win - Win

Đàm phán lương là một nghệ thuật quyết định bạn được tuyển dụng hay không. Vì vậy, bạn phải thật tự tin chứng minh mình xứng đáng với mức lương cao nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc lợi ích của nhà tuyển dụng (NTD) trong cuộc đàm phán. Một kết quả “Win – Win” cho cả bạn và NTD sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho công việc mới.

Thông thường, NTD sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn. Bạn nên tự tin đưa ra mức lương cao nhất mà NTD có thể trả dựa trên những thông tin mà bạn đã thu thập được. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 - 8 triệu/tháng, hãy mạnh dạn đưa ra con số 8 triệu đồng ngay từ đầu. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- NTD sẽ đồng ý với mức lương mà bạn đưa ra.

- Trong trường hợp nhà NTD đưa ra một mức thấp hơn mức mà bạn đã đề nghị nhưng vẫn nằm trong giới hạn mong muốn của bạn (ví dụ 7 triệu đồng) bạn vẫn có thể “hạ giá” xuống 7 triệu đồng để làm NTD hài lòng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nói rõ lý do tại sao bạn chấp nhận mức lương thấp hơn để NTD sẽ thấy rằng bạn có sự suy nghĩ thấu đáo và cân nhắc kỹ càng cho sự nghiệp lâu dài của mình.