Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Doanh nghiệp bắt tay trường học


Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng bắt tay với các trường đại học, trường nghề trong đào tạo nhân lực. Một mặt để sau đó họ có cơ hội đãi cát tìm vàng, một mặt thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc xây dựng nguồn nhân lực.

Tín hiệu này cũng được coi là một trong số các lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.

Tài trợ máy móc cho trường học

Bà Nguyễn Thị Dung (phòng nhân sự Công ty Toyota VN) cho biết đơn vị này nhiều năm qua đã tài trợ trang thiết bị, máy móc cho các trường học để giúp sinh viên thực tập. Hằng năm công ty còn nhận sinh viên thực tập tại công ty, những sinh viên có khả năng sẽ được các phòng ban đề bạt tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên khoa cơ khí động lực ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thực hành ở xưởng máy do Công ty Toyota VN tài trợ - ẢNH: PHƯỚC TUẦN
“Mỗi năm có khoảng 1.500 sinh viên của các trường được thực tập trên trang thiết bị hiện đại từ sự hỗ trợ của công ty và khoảng 250 sinh viên trong số đó được tuyển dụng vào làm việc” - bà Lê Thị Hương Dịu, trưởng phòng truyền thông Công ty Toyota VN, cho biết. Đến nay Toyota VN đã hỗ trợ trang thiết bị ôtô cho năm trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Bà Hương Dịu đánh giá việc làm này giúp sinh viên nâng cao kinh nghiệm, tích lũy tay nghề, tạo thuận lợi cho công ty trong công tác tuyển dụng nhân sự về sau và công ty không phải tốn kém để đào tạo lại.


Ông Phạm Khắc Hiền, phó phòng đào tạo và tuyển dụng Công ty May mặc Bình Dương, cho biết ngoài việc tuyển dụng trực tiếp, công ty còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tổ chức đưa nhân viên đến tư vấn việc làm, hướng dẫn, giới thiệu công nghệ cho sinh viên và tiếp nhận sinh viên đến tham quan, thực tập nhằm giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, cũng như phối hợp với các trường tổ chức hội thi phát triển tay nghề hằng năm cho sinh viên.

Còn ông Nguyễn Hoàn Nguyên, giám đốc điều hành Công ty TNHH kỹ thuật tự động Tiến Phát, cho hay trong nhiều năm qua công ty đã liên kết với các trường để nhận sinh viên đến thực tập, làm quen với trang thiết bị mới của công ty. Trong khoảng thời gian đó sinh viên nào thực tập tốt, thích ứng nhanh sẽ được nhận vào làm. Ông Nguyên nhận định phần lớn sinh viên khối ngành kỹ thuật mới ra trường thường yếu ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề thực tế không cao, tác phong làm việc còn thiếu chuyên nghiệp nên phải đào tạo lại ít nhất 2-6 tháng. “Nếu doanh nghiệp không lo trước chuyện đầu vào nhân lực sẽ gây nên tình trạng bị động, thiếu lao động đạt yêu cầu phục vụ sản xuất trong quá trình phát triển” - ông nói.

Sẽ cho ra lò đội ngũ lao động tốt

ho nhân viên hằng năm. Ông Dũng cho rằng việc này sẽ thúc đẩy chuẩn hóa đội ngũ lao động diễn ra nhịp nhàng, theo sát yêu cầu sản xuất thực tế.

Tại Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Công ty Toyota VN đã hỗ trợ một xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng cơ khí ôtô để sinh viên làm quen với máy móc, sửa chữa, lắp ráp phụ tùng ôtô... Công ty sơn Dupont, Sikken tài trợ sơn đồng ôtô. “Hằng năm có đến 90-95% sinh viên khối ngành kỹ thuật của trường có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã liên kết với nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng mềm, rèn tay nghề ngay từ khi ở giảng đường” - ông Dũng nói.

Các xưởng thực hành của Đại học Bách khoa TP.HCM cũng nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước về thiết bị thực hành, máy móc từ các công ty như Intel, Toyota VN, Holcim, Schlumberger, JSE... PGS.TS Vũ Đình Thành, hiệu trưởng Đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết hằng năm có hơn 50 doanh nghiệp lớn nhỏ hỗ trợ máy móc, phòng thí nghiệm, phụ tùng cơ khí, điện - điện tử, vật liệu xây dựng... cho sinh viên học tập.

Ông Thành cho rằng điều này đã giúp nhà trường giảm đi gánh nặng đầu tư trang thiết bị mới khi túi tiền có hạn. Việc hợp tác, đầu tư của các doanh nghiệp cũng giúp họ có nhiều sự lựa chọn nhân sự khi sinh viên đã làm quen với máy móc, thiết bị của công ty.

Thạc sĩ Trần Đình Lý, giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp thuộc Đại học Nông lâm TP.HCM, cho hay mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp hỗ trợ nhà trường các thiết bị thực hành, xưởng chế tạo, trại thủy sản, chăn nuôi, cơ khí và hơn 3 tỉ đồng học bổng cho sinh viên. Việc này giúp nhà trường đào tạo tốt hơn, sinh viên có động lực để học tập, nghiên cứu và có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

N.NAM - P.TUẦN - T.HƯNG