Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn viec-lam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn viec-lam. Hiển thị tất cả bài đăng

Cà phê việc làm

Tại Vũng Tàu, có ba thanh niên cùng nhau mở một quán cà phê khá đặc biệt: khách đến đây uống cà phê có thể tìm được cho mình việc làm.

Quán có tên "", tại số 110 Mạc Đĩnh Chi, P.4, TP Vũng Tàu. Anh Lê Anh Tấn (27 tuổi, giám đốc Công ty cổ phần thương mại Giang Sơn Việt), một trong ba người sáng lập quán cà phê, cho biết anh cùng hai người khác là Lê Văn Việt (32 tuổi) và Vũ Xuân Mạnh (34 tuổi) đều là thành viên ban điều hành của Cộng đồng nhân sự VN tại Vũng Tàu. Trong quá trình sinh hoạt với nhau, cả ba cùng có ý tưởng cần một địa điểm để kết nối giữa DN và người lao động cũng như tư vấn, hướng dẫn cho các bạn trẻ khi xin việc làm. Vậy là tháng 5-2011, quán "" ra đời.

Đọc thông tin tuyển dụng tại quán "" - Ảnh: Đ.Hà
"Chúng tôi là những người làm nhân sự nên hiểu cái khó của những bạn trẻ cần việc làm cũng như đơn vị muốn tuyển dụng. Ngoài ra, chúng tôi có quan hệ rộng với các ông chủ, người làm tuyển dụng khác trên địa bàn nên biết được nhu cầu và yêu cầu của họ. Khi có nhu cầu tuyển dụng, họ sẽ chuyển cho chúng tôi" - anh Tấn cho biết.

Đề án cải cách tiền lương: Sẽ “sống được” bằng lương?

Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu xây dựng các giải pháp cho Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012-2020. Trong đó việc cải cách chính sách tiền lương là mấu chốt, với hy vọng có một đề án hoàn chỉnh nhằm bảo đảm cho NLĐ có thể sống được bằng tiền lương và đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của họ và gia đình.
Để người lao động có thể sống được bằng tiền lương, cần sớm có những quyết sách phù hợp. Ảnh: Đàm Duy
Nhiều lần điều chỉnh vẫn chưa sát thực

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã 8 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu (LTT) chung áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ 210.000 đồng/ người/tháng lên 1.050.000 đồng/ người/tháng. Trước thời điểm 30-9-2011, mức LTT chung áp dụng đối với khu vực hành chính, sự nghiệp được quy định bằng mức LTT ở vùng thấp nhất áp dụng cho khu vực DN. Từ ngày 1-10-2011, có hai hệ thống tiền LTT song song tồn tại, đó là hệ thống tiền LTT một mức duy nhất áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN và một hệ thống tiền LTT áp dụng cho khu vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có sự phân biệt theo vùng (được chia theo 4 vùng khác nhau). Trong đó, mức LTT chung áp dụng cho khu vực NSNN trả lương lại thấp hơn rất nhiều so với mức LTT áp dụng đối với khu vực DN. Điều này đã làm sai lệch bản chất của tiền LTT, tại cùng một địa bàn có hai mức LTT khác nhau. Hiện nay có khoảng 15 triệu NLĐ làm việc trong các loại hình DN. Vì vậy, chính sách tiền lương với khu vực DN tác động trực tiếp đến đời sống 15 triệu người và khoảng 15 triệu con cái họ.

Bí quyết mối quan hệ vững chắc với sếp mới

Sếp là nhân tố quyết định sự thỏa mãn trong công việc hiện tại cũng như thành công tương lai của bạn tại công ty. Đây là mối quan hệ đáng để bạn đầu tư xây dựng ngay từ những ngày làm việc đầu tiên.

Dưới đây là một số bí quyết tạo dựng nền móng vững chắc cho mối hợp tác bền vững với sếp:

Quan sát và học hỏi sếp

"Trong những ngày đầu tiên tại công việc mới, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là để ý tới văn hoá công ty và quan sát phong thái làm việc của sếp. Đừng vội đưa ra những đánh giá phiến diện cho tới khi bạn hiểu rõ văn hoá công ty, những điều mọi người yêu thích cũng như ghét bỏ", Terese Corey Blanck, giám đốc của công ty tư vấn việc làm College to Career, nói.

Bên cạnh đó, đặt ra những câu hỏi thông minh sẽ giúp sếp có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn. Đừng hỏi những điều đã quá rõ ràng hoặc ngại hỏi vì sợ người khác nghĩ mình thiếu năng lực. Hãy nhớ rằng sếp sẽ hài lòng nếu bạn hỏi thay vì lẳng lặng làm việc và mắc sai lầm.

Tìm lại niềm vui trong công việc – Bằng cách nào?

Bạn thường trải qua những buổi tối chủ nhật chán nản vì nghĩ đến ngày mai lại phải đi làm? Và lần gần đây nhất, bạn bắt đầu có ý định thay đổi công việc? Dù bất cứ lý do gì, đừng để sự chán nản “đánh cắp” niềm vui trong công việc của bạn!

Ngay bây giờ, hãy thử khuấy động lại sự hào hứng trong công việc bằng những cách sau đây:

1. Suy nghĩ lạc quan


Luôn tập trung sự chú ý của bạn vào những điều tích cực: Điều gì làm bạn thật sự yêu thích công việc của mình? (cố gắng suy nghĩ, chắc chắn bạn sẽ tìm ra vài điều) Làm thế nào để đưa những điểm tích cực này vào công việc hằng ngày? Hãy nhắc bản thân nhớ đến những khía cạnh tích cực khác trong công việc, chẳng hạn như các đồng nghiệp vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện…

2. Thử thách bản thân


Hãy tìm kiếm những thách thức mới. Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy “bất an” trong công việc đôi khi đơn giản chỉ là sự nhàm chán. Hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để công việc của bạn thú vị hơn. Bạn có thể xung phong làm người cố vấn (mentor) cho một nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường và công việc; hay tìm hiểu quan sát đồng nghiệp ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh của công ty. Trước khi thực hiện những điều này, hãy trao đổi với sếp trực tiếp của bạn để nhận được sự giúp đỡ từ sếp.


Đừng ngại tiếp thị mình

Nhiều bạn trẻ khi nói đến “thương hiệu cá nhân” thường ngại ngần vì cho rằng mình chưa làm gì thành công nên chưa thể có... danh hiệu. Nhưng bất cứ ai cũng cần và có thể có thương hiệu cá nhân theo cách riêng.

Đó là điều được khẳng định tại chương trình “Thương hiệu cá nhân dưới mắt nhà tuyển dụng” do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 27-5.

Không phải “hàng xa xỉ”

Trên màn hình có ảnh hai chiếc túi xách da gần như giống hệt nhau từ chất liệu, kiểu dáng. Bà Nguyễn Thị Việt Thanh, giám đốc điều hành của Anphabe.com, cho biết giá của một chiếc khoảng 50 USD, chiếc còn lại là 1.500 USD. “Chúng giống nhau, khác biệt lớn nhất là thương hiệu. Thương hiệu cá nhân cũng có giá rất khác nhau” - bà Thanh khẳng định. Và có giá càng cao thì càng có nhiều cơ hội “nâng niu”, với vật là sự giữ gìn, với người là các chế độ đãi ngộ và thăng tiến.
Bà Nguyễn Thị Việt Thanh hướng dẫn các bạn trẻ dự buổi giao lưu cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng - Ảnh: Quang Định
“Tôi đã nhấn mạnh ưu điểm của tôi là lòng nhiệt tình, sao nhà tuyển dụng vẫn không chịu nhận?” - một sinh viên tên Thủy chia sẻ lần xin việc thất bại mới đây. Ông Ngô Đình Đức, giám đốc điều hành của Công ty L&A, đáp rằng “lòng nhiệt tình” hầu như sinh viên mới ra trường nào cũng có, chưa kể Thủy cũng chỉ nói thôi chứ đâu có “bằng chứng” thuyết phục về ưu điểm đó của mình. Theo ông Đức, thương hiệu cá nhân không chỉ “có giá”, hấp dẫn mà còn phải khác biệt, riêng có của một người. Đó là tổng hợp những yếu tố về tính cách, năng lực, phong cách...

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Điều chỉnh lương tối thiểu theo giá sinh hoạt

Các ý kiến đại biểu trong phiên thảo luận tại hội trường, sáng 23/5, về vấn đề tiền lương trong Bộ luật Lao động sửa đổi đều đồng tình việc quy định thay đổi mức lương cơ bản dựa trên sự thay đổi của giá cả, điều kiện kinh tế - xã hội, và tiền lương trên thị trường lao động.

Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII
Việc thay đổi mức lương tối thiểu do Chính phủ quyết định, dựa trên khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, một cơ quan mới sẽ được thành lập (gồm các đại diện là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).

“Là tiến bộ rất tốt”

Điều 92, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động”.


“Tùy theo từng thời kỳ, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động”.

Tiếp tục, Điều 93 của dự thảo quy định “Khi chỉ số giá sinh hoạt thay đổi làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế của người lao động.”.

Bí quyết làm việc ăn ý với 4 kiểu đồng nghiệp nơi công sở

Để làm việc hiệu quả với các đồng nghiệp, việc nắm bắt và ứng xử phù hợp với cá tính của họ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa đủ thời gian để hiểu cộng sự của mình thì sau đây là một vài bí quyết hữu ích.


Người xưa có câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” để nói lên tầm quan trọng của việc thấu hiểu những người xung quanh nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Và trong môi trường làm việc đa dạng, đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác cao ngày nay, việc nắm bắt được cá tính của các đồng nghiệp lại càng trở nên cần thiết.

Để thành công bạn cần thấu hiểu các đồng nghiệp


Theo tác giả Kate Ward của cuốn sách “Cá tính nơi công sở: Bí quyết để làm việc với (hầu như) bất cứ ai” thì mỗi cá tính khác nhau lại có một lối ứng xử khác nhau và cần một cách tiếp cận riêng. Theo tác giả, thông thường có 4 nhóm cá tính thương gặp nơi công sở đó là: người bộc trực, người sôi nổi, người thận trọng và người có tính hệ thống. Và sau đây là một số gợi ý về dấu hiệu nhận biết và cách tiếp cận tương ứng.

Khi doanh nghiệp và người lao động "lệch pha"

Ngày 19-5, Thành Ðoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô năm 2012 tại Trường đại học Giao thông vận tải (quận Ðống Ða). Ngày hội dự kiến thu hút gần 15 nghìn lượt người và 80 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, với hơn 6.800 chỉ tiêu tuyển dụng lao động trình độ đại học, cao đẳng; hơn 4.200 chỉ tiêu tuyển dụng thợ, công nhân kỹ thuật... Ngày hội nhằm tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đồng thời tăng cường tư vấn công tác hướng nghiệp, chọn nghề, học nghề phù hợp khả năng của lao động trẻ, thúc đẩy sự quan tâm của xã hội, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên.

Chỉ tiêu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cao, nhưng số lượng người lao động đáp ứng được yêu cầu đặt ra không nhiều. Ngược lại, một số vị trí người lao động tìm kiếm thì lại không có. Qua thống kê của Ban tổ chức, chỉ có 2.360 lao động đăng ký tại các gian hàng, thấp hơn con số dự kiến ban đầu là 4.000 người. Trong đó, gần 2.000 người được tư vấn, 1.300 lao động được doanh nghiệp phỏng vấn.
Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng tại Ngày hội việc làm Thủ đô 2012. 

Lao động trẻ lao đao tìm việc


Hàng loạt doanh nghiệp giải thể, lao động trẻ thất nghiệp tăng từng ngày. Sinh viên (SV) sắp ra trường hoang mang khi đã rải thảm hàng chục hồ sơ xin việc vẫn chưa có phản hồi.

Tìm việc làm tại trung tâm giới thiệu việc làm.

Trung Dũng, SN 1983, quê Hà Tĩnh, phất lên một thời nhờ chứng khoán nay không những trắng tay mà còn mất việc. Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Dũng đầu quân cho Cty chứng khoán có trụ sở lớn ven Hồ Hoàn Kiếm và sớm được cân nhắc vị trí phó phòng.

Nói xấu đồng nghiệp trên mạng coi chừng mất việc

Trong một nghiên cứu gần đây của ExecuNet (một trang web kết nối các lãnh đạo), 35% nhà tuyển dụng cho biết từng loại ứng viên vì những thông tin tiết lộ trên mạng xã hội dù họ được trang bị hồ sơ xin việc đẹp và xuất sắc vượt qua vòng phỏng vấn.

Nói xấu đồng nghiệp - Ảnh minh họa

Không chỉ với ứng viên, ngay cả nhân viên các công ty, tổ chức cũng nên cẩn thận với tính năng “phản chủ” của các trang mạng xã hội hiện hành.

Tăng lương: Giá cả tiêu dùng ít biến động

Thông thường khi có thông tin về tăng lương là giá cả các mặt hàng thiết yếu lại rục rịch “tát nước theo mưa”. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý NTD là “lo sợ” để chống chọi với bão giá. Theo đánh giá sơ bộ, đến thời điểm này đợt tăng lương của hơn 6 triệu người lao động (chiếm 7% dân số) với mức tăng từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng (khoảng 26,5%) không tác động nhiều đến giá cả thị trường.

Sau đợt tăng lương, giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn duy trì ở mức ổn định, thậm chí một số mặt hàng như gas, gạo... còn giảm giá khiến NTD khấp khởi vui mừng

Giá cả ít biến động

Từ ngày 1-5-2012, theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung sẽ là 1.050.000 đồng/tháng, tăng thêm 220.000 đồng so với mức lương cũ. Mức lương tối thiểu chung này áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội; công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Cũng từ 1-5-2012, thực hiện Nghị định 34/2012, mức phụ cấp công vụ bằng 25% (hiện là 10%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Năm dấu hiệu chứng tỏ bạn chọn sai nghề

Bạn biết rằng không có gì trong cuộc sống là hoàn hảo, vì vậy làm tốt công việc của mình để xoa dịu nỗi ngờ vực trong lòng rằng mình đã lựa chọn sai nghề.

Theo số liệu khảo sát riêng của L&A (Le & Associates), hiện có khoảng 20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề.

Một số liệu điều tra khác của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Chọn sai nghề giống như đeo gông vào cô, bạn không những không phát huy được năng lực, không thể đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà còn đánh mất thời gian quý báu của mình.


Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận định lại xem có thực là mình đã lựa chọn sai nghề, để từ đó bạn sớm có hướng đi cho riêng mình.

Lao động nhập cư thời bão giá


Trong tổng số hơn 258 ngàn lao động làm việc trong 1.062 doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, có đến 65% (khoảng 168 ngàn người) lao động nhập cư. Đồng lương ít ỏi, vật giá lại liên tục tăng cao, người lao động nhập cư tại TP. Hồ Chí Minh đang chật vật chống chọi với nỗi lo cơm áo. Tình trạng nghỉ việc, nhảy việc diễn ra thường xuyên khiến cuộc sống vốn đã bấp bênh lại càng bấp bênh hơn… 

* Từ những câu chuyện cụ thể...

Chị Liên (quê Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) làm việc trong một công ty may mặc tư nhân tại quận 12 đã hơn 5 năm. Dù rất ngại nhảy việc nhưng chị cũng phải bỏ công ty cũ để đi tìm một công việc mới có thu nhập khá hơn. Chị Liên cho biết, ở công ty chị làm trước đây chủ yếu gia công các sản phẩm may mặc. Do đó, chị và những công nhân khác đều không được hưởng lương cơ bản. Khi công ty nhận được nhiều hàng, chị phải làm 12 tiếng/ngày, có khi tăng ca đến nửa đêm nhưng tiền tăng ca lại rất thấp. Hàng tháng, tổng thu nhập của chị tiện tặn lắm cũng tạm đủ cho chị chi tiêu hàng tháng. Gần đây, vật giá liên tục tăng cao nên chị thường xuyên lâm vào cảnh thiếu hụt.

Nhiều người nhập cư đi bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh

Đối phó với những “kẻ thù” nơi công sở


Là người đã đi làm, hẳn bạn biết có một số người luôn tỏ ra thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ người khác ở nơi làm việc, nhưng thực chất lại ngấm ngầm “đâm sau lưng” họ.

Những “kẻ thù” giấu mặt như vậy sẽ khiến cuộc sống công sở của bạn trở nên khó khăn, mệt mỏi hơn. Vì thế, hãy tỉnh táo xác định những người xấu tính ở nơi làm việc và tìm cách “phòng thủ” trước.

Dưới đây là sáu kiểu “kẻ thù” có thể xuất hiện nơi công sở và một số gợi ý giúp bạn đối phó:

Tăng tuổi hưu cho lao động nữ cần theo lộ trình từng bước


Nâng tuổi hưu cho lao động nữ nhằm tạo thêm cơ hội để phụ nữ được đóng góp sức lao động và trí tuệ vào sự phát triển chung. Bên cạnh đó, việc này còn giúp đảm bảo cân bằng cho Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nhưng, việc tăng này cần tính toán kỹ và phải có lộ trình; trước mắt, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đề xuất giữ nguyên quy định về tuổi hưu hiện tại, đồng thời, linh hoạt đối với 2 nhóm đối tượng. Nội dung này được nêu tại Hội thảo góp ý cho dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi về tuổi nghỉ hưu do Hội Doanh nhân nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tổ chức ngày 17/4.
   Việc điều chỉnh tuổi hưu cho lao động nữ đang thu hút sự quan tâm và tranh luận của toàn xã hội. Ảnh: Hà Thái - TTXVN

Đào tạo nghề ven đô: Gắn với sản xuất nông nghiệp


Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM, đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải đào tạo nghề gắn với các mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ven đô có sinh kế bền vững.

Đô thị hoá tác động mạnh tới nông dân

Theo một nghiên cứu của Bộ môn Nhân học (Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội), quá trình đô thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới các vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp ở các vùng ven đô, mất dần các làng nghề truyền thống, nảy sinh các vấn đề về chênh lệch chất lượng sống giữa người dân ở nội thị và ngoại thị...
Vùng ven đô xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội) đẩy mạnh phát triển nghề trồng rau sạch. 
Theo dự kiến, giai đoạn 2010-2020, trong phạm vi vành đai gần, diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội sẽ giảm tới 30%. “Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã tác động mạnh đến không gian sống và phương thức sống của người nông dân. Cuộc sống phụ thuộc vào thị trường do phải mua lương thực, thực phẩm cần thiết hàng ngày trong khi vấn đề đào tạo việc làm không hiệu quả, chủ yếu là đào tạo việc làm đơn giản, khó xin việc nên ít người tham gia" - ông Nguyễn Văn Sửu, tác giả của nghiên cứu trên cho biết.

Giữ chân người lao động: Quan trọng ở môi trường làm việc


Hoạt động ở lĩnh vực công nghệ thông tin, đòi hỏi về nhân lực có chất lượng cao trở nên bức thiết. Chị Trần Thị Yến - Trưởng phòng Nhân sự Công ty Phân mềm Công nghệ thông tin CNC cho hay, công nghệ thông tin là lĩnh vực mới và được xem là "hot" ở Việt Nam.
Ảnh: sưu tầmChỉ cần công ty nào có ý định cắt giảm nhân sự, các công ty "săn đầu người" sẽ tiếp cận luôn. CNC hiện có hơn 100 lao động, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty đã phải dùng nhiều chính sách đãi ngộ để giữ chân nhân lực có trình độ cao.

Ví như, theo chu trình 3 tháng một lần, công ty vẫn phải tăng lương cho người lao động. Đối với nhân sự đặc biệt có thể tăng lương đột xuất. Ngoài ra, CNC còn có chính sách thưởng theo dự án để mọi người có cảm giác làm việc cho mình. Thực tế, công ty đã sẵn sàng trích phần trăm dự án để thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc hưng phấn hơn. Theo quan điểm của nhiều công ty, khi lâm vào khó khăn thì cắt giảm nhân sự nhưng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, không có nhân lực thì dự án sẽ không được hoàn thành hoặc chậm hoàn thành. Không có nhân sự thì không làm được dự án, theo logic như vậy, công ty sẽ khó khăn hơn.

Báo động tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan


Theo thống kê, hiện nay VN là nước có trên 93.000 NLĐ làm việc tại Đài Loan (chiếm 21,78%) chỉ đứng sau Indonesia. Bình quân mỗi năm có 39.000 NLĐ sang làm việc tại thị trường này, chiếm trên 30% tổng số NLĐ VN đi làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Một thực trạng báo động là hiện có trên 15.000 người lao động (NLĐ) đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan (chiếm 16,48%).

Trên 6.000 lao động bỏ trốn mỗi năm

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, NLĐ VN bỏ trốn tại Đài Loan bình quân khoảng 550 người/tháng. Chỉ trong năm 2010 và 2011 đã có trên 11.000 NLĐ bỏ trốn khi gần hết giấy phép lao động. Tính trung bình tỉ lệ NLĐ bỏ trốn mới của VN khoảng 8%/năm. Hiện nay, thu nhập của người lao động tại Đài Loan khoảng 650USD/tháng, việc NLĐ bỏ trốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường này.

Nguyên nhân chính của việc NLĐ bỏ trốn do chi phí để đi rất cao, do nhiều DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) có giấy phép đưa NLĐ sang làm việc tại Đài Loan đã không trực tiếp tìm kiếm, khai thác hợp đồng cũng như tuyển chọn, đào tạo và làm thủ tục xuất cảnh cho NLĐ. Thay vào đó, những DN này đã bán hoặc cho thuê tư cách pháp nhân để thực hiện XKLĐ và thu khoản phí từ 150 - 200USD/hợp đồng. Hiện có khoảng 900 Cty Đài Loan ký hợp đồng với 67 Cty VN. Nhưng các đơn vị này đã thành lập tới 104 chi nhánh và 136 cơ sở đào tạo (chưa tính văn phòng đại diện) và phó mặc cho các cơ sở này tự tung tự tác. Do vậy, phần lớn NLĐ đi XKLĐ không hề biết đích xác DN nào của VN đưa họ đi.
Lao động Việt Nam chuẩn bị đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Ảnh: Đ.T 

Không nghỉ phép năm không được thanh toán?


Trong các vụ đình công đòi quyền lợi của người lao động xảy ra thời gian qua, yêu cầu được thanh toán tiền những ngày phép năm chưa dùng xuất hiện tương đối nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đình công.

Điều 74 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương. Nếu ngày nghỉ phép chưa dùng hết, khoản 3, điều 76 BLLĐ hướng dẫn rằng người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Cụm từ “các lý do khác” được giải thích trong điều 10 nghị định số 195/CP ban hành ngày 31-12-1994 (nghị định 195) là các trường hợp:

1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;

Người lao động cần trang bị kỹ năng mềm

Làm thế nào để được các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phát triển nghề nghiệp một cách hiệu quả và người lao động phát huy được lợi thế ngành nghề đã học? Để làm được điều này, bên cạnh trang bị những kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, người lao động cần được trang bị thêm những kỹ năng mềm…

Kỹ năng mềm

Ngày nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp mà người lao động đồng thời phải tạo cho mình các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp… Các yếu tố này được người ta gọi là kỹ năng mềm (soft skills).

Các kỹ năng có thể không được học trong nhà trường, cũng không liên quan đến kiến thức chuyên môn mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người và là thước đo hiệu quả trong công việc. Nó khác với những kỹ năng cứng (hard skills) được đào tạo bài bản, khả năng học vấn, kinh nghiệm, sự thành thạo về chuyên môn…
Không ít lao động khó tìm việc vì thiếu các kỹ năng mềm. Ảnh: Hồ Thu
Phân tích kết quả khảo sát 5.000 sinh viên từ các nguồn thông tin của ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Nông Lâm và khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho thấy, sinh viên đã nhận thức được những vấn đề về kỹ năng mềm đối với thị trường lao động nhưng chưa rõ nét. Cụ thể, với câu hỏi: Để được tuyển dụng và làm việc có hiệu quả, sinh viên cần trang bị những gì? 54% sinh viên cho rằng, doanh nghiệp cần kiến thức chuyên môn; 29% cho rằng cần kiến thức ngoại ngữ, tin học; 10% cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% cho rằng cần kỹ năng thực hành.