Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Giữ chân người lao động: Quan trọng ở môi trường làm việc


Hoạt động ở lĩnh vực công nghệ thông tin, đòi hỏi về nhân lực có chất lượng cao trở nên bức thiết. Chị Trần Thị Yến - Trưởng phòng Nhân sự Công ty Phân mềm Công nghệ thông tin CNC cho hay, công nghệ thông tin là lĩnh vực mới và được xem là "hot" ở Việt Nam.
Ảnh: sưu tầmChỉ cần công ty nào có ý định cắt giảm nhân sự, các công ty "săn đầu người" sẽ tiếp cận luôn. CNC hiện có hơn 100 lao động, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty đã phải dùng nhiều chính sách đãi ngộ để giữ chân nhân lực có trình độ cao.

Ví như, theo chu trình 3 tháng một lần, công ty vẫn phải tăng lương cho người lao động. Đối với nhân sự đặc biệt có thể tăng lương đột xuất. Ngoài ra, CNC còn có chính sách thưởng theo dự án để mọi người có cảm giác làm việc cho mình. Thực tế, công ty đã sẵn sàng trích phần trăm dự án để thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc hưng phấn hơn. Theo quan điểm của nhiều công ty, khi lâm vào khó khăn thì cắt giảm nhân sự nhưng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, không có nhân lực thì dự án sẽ không được hoàn thành hoặc chậm hoàn thành. Không có nhân sự thì không làm được dự án, theo logic như vậy, công ty sẽ khó khăn hơn.

Báo động tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan


Theo thống kê, hiện nay VN là nước có trên 93.000 NLĐ làm việc tại Đài Loan (chiếm 21,78%) chỉ đứng sau Indonesia. Bình quân mỗi năm có 39.000 NLĐ sang làm việc tại thị trường này, chiếm trên 30% tổng số NLĐ VN đi làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Một thực trạng báo động là hiện có trên 15.000 người lao động (NLĐ) đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan (chiếm 16,48%).

Trên 6.000 lao động bỏ trốn mỗi năm

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, NLĐ VN bỏ trốn tại Đài Loan bình quân khoảng 550 người/tháng. Chỉ trong năm 2010 và 2011 đã có trên 11.000 NLĐ bỏ trốn khi gần hết giấy phép lao động. Tính trung bình tỉ lệ NLĐ bỏ trốn mới của VN khoảng 8%/năm. Hiện nay, thu nhập của người lao động tại Đài Loan khoảng 650USD/tháng, việc NLĐ bỏ trốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường này.

Nguyên nhân chính của việc NLĐ bỏ trốn do chi phí để đi rất cao, do nhiều DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) có giấy phép đưa NLĐ sang làm việc tại Đài Loan đã không trực tiếp tìm kiếm, khai thác hợp đồng cũng như tuyển chọn, đào tạo và làm thủ tục xuất cảnh cho NLĐ. Thay vào đó, những DN này đã bán hoặc cho thuê tư cách pháp nhân để thực hiện XKLĐ và thu khoản phí từ 150 - 200USD/hợp đồng. Hiện có khoảng 900 Cty Đài Loan ký hợp đồng với 67 Cty VN. Nhưng các đơn vị này đã thành lập tới 104 chi nhánh và 136 cơ sở đào tạo (chưa tính văn phòng đại diện) và phó mặc cho các cơ sở này tự tung tự tác. Do vậy, phần lớn NLĐ đi XKLĐ không hề biết đích xác DN nào của VN đưa họ đi.
Lao động Việt Nam chuẩn bị đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Ảnh: Đ.T 

Không nghỉ phép năm không được thanh toán?


Trong các vụ đình công đòi quyền lợi của người lao động xảy ra thời gian qua, yêu cầu được thanh toán tiền những ngày phép năm chưa dùng xuất hiện tương đối nhiều. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đình công.

Điều 74 Bộ luật lao động (BLLĐ) quy định người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương. Nếu ngày nghỉ phép chưa dùng hết, khoản 3, điều 76 BLLĐ hướng dẫn rằng người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ. Cụm từ “các lý do khác” được giải thích trong điều 10 nghị định số 195/CP ban hành ngày 31-12-1994 (nghị định 195) là các trường hợp:

1- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;