Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Nói xấu đồng nghiệp trên mạng coi chừng mất việc

Trong một nghiên cứu gần đây của ExecuNet (một trang web kết nối các lãnh đạo), 35% nhà tuyển dụng cho biết từng loại ứng viên vì những thông tin tiết lộ trên mạng xã hội dù họ được trang bị hồ sơ xin việc đẹp và xuất sắc vượt qua vòng phỏng vấn.

Nói xấu đồng nghiệp - Ảnh minh họa

Không chỉ với ứng viên, ngay cả nhân viên các công ty, tổ chức cũng nên cẩn thận với tính năng “phản chủ” của các trang mạng xã hội hiện hành.

10 bí quyết tìm việc làm trong năm 2012

Bạn đã xác định kế hoạch tìm kiếm công việc mơ ước trong một thời gian dài và đây là lúc bạn cần có những bước đột phá để cán đích. Tuy nhiên, vẫn có những điều không thay đổi như tình hình kinh tế khó khăn, số người cạnh tranh tăng cao và cơ hội dành cho mỗi ứng viên bị thu hẹp lại... Nhưng với những bí quyết, công cụ thích hợp, bạn có thể cải thiện phần nào quá trình tìm kiếm để có được một nghề nghiệp hợp với kỹ năng của mình.

Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn thành công khi tìm việc trong năm 2012:

- Lập chiến lược cụ thể

Người sử dụng lao động rất ghét phải nhận hồ sơ của những ứng viên không có đủ kỹ năng như trong yêu cầu họ đưa ra. Đây là lúc bạn nên ngừng chiến dịch tìm việc nhanh gọn bằng cách rải hàng loạt hồ sơ cho các vị trí khác nhau. Bởi như thế là bạn đang lãng phí thời gian của mình và của nhà tuyển dụng.

Vì thế, bạn nên đọc cẩn thận thông tin của nhà tuyển dụng và xác định xem mình có thể đảm nhận hết công việc và có đủ kỹ năng như họ yêu cầu hay không. Có thể, còn một cố yêu cầu bạn chưa có nhưng bạn nên cân nhắc xem có điều chỉnh được không. Sau đó, bạn sẽ dành thời gian chuẩn bị hồ sơ, thư xin việc phù hợp với từng vị trí thay vì gửi một loạt hồ sơ giống nhau.


10 bí quyết tìm việc làm trong năm 2012

Đãi ngộ tốt - lời giải cho bài toán lao động “nhảy việc”

Cái cảnh “dở khóc dở cười” khi đã vào vụ sản xuất, ngày giao hàng đến nơi mà thiếu người làm vì công nhân “nhảy việc” không phải là chuyện lạ đối với nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX). Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, nhất là những nơi tập trung nhiều KCN, KCX như Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai...

Thu nhập thấp

Nguyên nhân chính của tình trạng “nhảy việc” trên là do chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, người lao động không toàn tâm, toàn ý với công việc, thường xuyên thay đổi chỗ làm để hy vọng kiếm được đồng lương có thể bảo đảm cuộc sống giữa thời buổi nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống ngày càng trở nên đắt đỏ.
Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có thu nhập thấp như sản xuất da giày, may mặc rất cần có chế độ đãi ngộ tốt như nhà ở, dịch vụ y tế... giúp họ yên tâm làm việc (ảnh minh họa).
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2011, nước ta có tổng số 283 KCN, KCX được thành lập ở 58 tỉnh, thành phố, tạo ra việc làm cho gần 2 triệu lao động. Trong 24 tỉnh, thành phố có nhiều KCN nhất, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN lên đến 4.540 doanh nghiệp và sử dụng số lao động tới 1.420.256 người. Trong đó tập trung nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh - có 1.036 doanh nghiệp với 260.000 lao động … Trong các KCN, KCX, lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 70% tổng số lao động, với số lượng 1.121.000 người.