Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuyen-dung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuyen-dung. Hiển thị tất cả bài đăng

3 LỜI KHUYÊN ĐẢM BẢO HỒ SƠ 'KHÔNG TÌ VẾT


CV, thư xin việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Hồ sơ gửi đi đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng bạn chờ "dài cổ" vẫn không có kết quả, không một tín hiệu phản hồi. Hãy chú ý, rất có thể bạn mắc sai lầm từ CV và đôi khi bạn không ngờ tới.

Vậy, khi nào thì CV "phản bội" chủ nhân của nó? Không chỉ là lỗi đánh máy, định dạng font hay những lỗi chính tả bình thường, theo Lauren Milligan - người sáng lập công ty tư vấn ResuMayDay , "lỗ hổng lớn nhất cho CV là ứng viên mải tập trung giới thiệu thành tích, đóng góp của mình trên con đường sự nghiệp mà quên mất những công việc mình đã làm, miêu tả cụ thể những công việc ấy".

Nên nhớ, tìm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp sẽ khó hơn nếu bạn không có một CV hoàn chỉnh. Sau đây là 3 lời khuyên giúp CV của bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc:

- Nhìn xa trông rộng

Dù công việc của bạn được tổ chức chặt chẽ, có sự giám sát từ người quản lý, CEO nhưng bạn vẫn nên nghĩ xa hơn, lớn hơn. Milligan cho rằng, mọi người thường rơi vào những chi tiết nhỏ nhắt của công việc, nhưng khi làm hồ sơ, họ không thể có được sự định hình cụ thể, sắp xếp hợp lý và không biết công việc ấy có ý nghĩa thế nào".
Nếu một người quản lý muốn thuê một người trợ lý hành chính, điều người ta muốn là bạn có khả năng quán xuyến mọi việc hay không chứ không chỉ là đánh máy và trả lời điện thoại. "Vì vậy, ứng viên cần phải làm nổi bật kỹ năng của mình, chỉ ra điểm mạnh mà nhà tuyển dụng cần có".

Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng


Được mời phỏng vấn, bạn đã tiến gần hơn đến việc làm mơ ước. Hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn này vì bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên. Hãy áp dụng 10 bí quyết sau để có một buổi phỏng vấn thành công.

Luyện tập ngôn ngữ cử chỉ. Những cử chỉ sau giúp bạn thể hiện sự tự tin: tư thế đứng thẳng, sự giao tiếp bằng mắt và cái bắt tay chắc chắn. Ấn tượng không lời đầu tiên có thể mở ra một khởi đầu tốt đẹp hoặc đặt dấu chấm hết cho buổi phỏng vấn của bạn. Vì vậy, bạn cần luyện tập để tạo phong thái tự tin chững chạc ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên.

Trang phục chuyên nghiệp. Vẻ ngoài chỉn chu và chuyên nghiệp thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho nhà tuyển dụng và sự nghiêm túc với công việc ứng tuyển. Trang phục công sở thường phù hợp với những buổi phỏng vấn. Trang trọng nhất bạn có thể mặc vest. Ngoài ra, nếu vị trí bạn ứng tuyển cần thể hiện nổi bật cá tính, bạn có thể chọn trang phục ít trang trọng hơn.

Lắng nghe. Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp thông tin một cách trực tiếp hay gián tiếp về công việc, đồng nghiệp/sếp của bạn hay văn hóa công ty… Để có cái nhìn bao quát về công việc mình đang ứng tuyển bạn cần chú ý không bỏ qua thông tin nào và hãy hỏi lại nếu có điều chưa rõ hoặc không hiểu.

Những câu hỏi phỏng vấn “xương xẩu” nhất


Ứng viên cần nghiên cứu mức lương phổ biến trong ngành nghề dự tuyển để ước lượng con số mình nên đề nghị

Theo các chuyên gia, bạn nên dành ít nhất 3 giờ để chuẩn bị cho mỗi cuộc phỏng vấn. Việc đầu tiên bạn cần làm là suy nghĩ cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và tập trình bày rõ ràng.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

1. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD). Bạn cần trình bày ngắn gọn và cô đọng về điểm mạnh, năng lực của bạn và những gì bạn có thể đóng góp cho công ty. Hãy tạo sự khác biệt cho bản thân bằng cách giới thiệu những phẩm chất chỉ bạn mới có và bắt đầu câu trả lời với “Tôi chính là người phù hợp nhất cho vị trí này vì...”.

Bẫy việc làm qua mạng


Tìm việc qua mạng đem lại cho người lao động nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm cạm bẫy đối với những ai cả tin “việc nhẹ lương cao”

Chỉ cần vào Google gõ chữ “tìm việc” thì có trên 26.600.000 kết quả trong vòng 0,21 giây; còn gõ chữ “tìm việc làm” thì càng nhiều hơn với trên 74.300.000 kết quả trong 0,22 giây. Công việc cũng vô cùng phong phú, đa dạng từ trình độ thấp đến trình độ cao; từ nhân viên bán hàng, sản xuất cho đến kỹ sư, giám đốc… Đáng nói là bên cạnh những trang mạng có tư cách pháp nhân, uy tín thì cũng có không ít trang lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người tìm việc.

Mù mờ thông tin
Tìm việc qua mạng có nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm rủi ro. Ảnh: Trường Hoàng

Từ ngày 1/5, lương hưu sẽ tăng 26,5%


Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc dự kiến thực hiện từ 1/5.

Theo đó 7 nhóm đối tượng được điều chỉnh là:

1- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
Lương hưu sẽ tăng 26,5% 

Nhân viên nghỉ việc? Hành động ngay trước khi quá muộn!

Tuyển dụng luôn là một quy trình khiến bạn hao tốn nhiều tiền của, thời gian và công sức. Vì thế, khi đã xây dựng được một tập thể làm việc hiệu quả, bạn đương nhiên không bao giờ muốn họ ra đi.

1. Các dạng nghỉ việc: Nắm bắt được xu hướng nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp hiểu được lý do họ ra đi và có các biện pháp phòng ngừa điều tương tự xảy ra trong tương lai.



Nghỉ việc theo mùa vụ
Chúng ta thường thấy nhân viên xin nghỉ việc vào những thời điểm nhất định trong năm, chẳng hạn sau một giai đoạn kinh doanh phát đạt. Điều này thường xảy ra với những nhân viên có lương chủ yếu dựa vào hoa hồng. Đó là vì họ muốn theo đuổi môi trường và thị trường mà họ có thể duy trì cơ hội kiếm tiền.

Nghỉ việc do thiếu cơ hội thăng tiến
Đôi lúc bạn có thể rơi vào một cái vòng luẩn quẩn của việc tuyển dụng. Đó là khi nhân viên đã khẳng định được năng lực của mình, họ quyết định ra đi vì không còn thấy triển vọng phát triển xa hơn trong công ty.

“Tháo chạy” hàng loạt
Đây là tình huống xấu nhất cho một doanh nghiệp. Một số lượng lớn nhân viên quyết định nghỉ việc cùng một lúc vì nhiều lý do như không hòa hợp với một người quản lý mới, bất đồng về lương bổng với công đoàn, hoặc nghe thấy tin tức về những khó khăn tài chính tiềm ẩn trong ngành bạn đang kinh doanh.

Tuyển dụng ứng viên thất nghiệp dài hạn: nên hay không?

Các công ty thường tuyển dụng những người đang có việc làm thay vì chọn những ứng viên đã bị thất nghiệp trong một thời gian dài với lý do những người này “chắc là đang có vấn đề”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện nay…

Theo một báo cáo mới đây của Bộ Lao động Mỹ, có khoảng 14 triệu người lao động Mỹ đang ở trong tình trạng thất nghiệp và hơn 6 triệu trong số này đã bị mất việc làm trên sáu tháng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn giữ quan điểm không tuyển dụng những ứng viên đã bị thất nghiệp một thời gian dài với nhiều lý do: các ứng viên này đã bị sa thải vì họ là những nhân viên không tạo ra nhiều giá trị cho tổ chức, họ sẽ gặp khó khăn khi quay lại nề nếp làm việc hằng ngày sau một thời gian dài sống và làm việc theo một lịch trình tự do; những ứng viên quá giỏi so với yêu cầu của công việc (overqualified) thì rất khó quản lý, hoặc kiến thức và kỹ năng của họ sẽ bị lạc hậu, hay họ sẽ trở nên bất mãn nếu lương bổng và chức danh của họ không cao như trước…
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng xem việc ứng viên đang có việc làm hay không như một điều kiện để thực hiện sàng lọc nhanh hồ sơ của ứng viên, nhất là khi nhận được quá nhiều hồ sơ ứng tuyển cho một vị trí. Thậm chí, nhiều mẫu tin tuyển dụng còn ghi rõ điều kiện ứng tuyển là ứng viên phải đang có việc làm. Tại một số nước như Mỹ, cách làm này sẽ sớm được xem là bất hợp pháp với sự ra đời của một số đạo luật mới về cơ hội việc làm công bằng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực thì dù có được xem là hợp pháp hay không thì việc sơ tuyển bằng cách phân loại hồ sơ của ứng viên dựa vào tiêu chí về tình trạng làm việc (tức là có việc làm hay đang thất nghiệp) nay cũng không còn là một cách làm thích hợp vì nhiều lý do sau.

Đàm phán lương theo nguyên tắc Win - Win

Đàm phán lương là một nghệ thuật quyết định bạn được tuyển dụng hay không. Vì vậy, bạn phải thật tự tin chứng minh mình xứng đáng với mức lương cao nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc lợi ích của nhà tuyển dụng (NTD) trong cuộc đàm phán. Một kết quả “Win – Win” cho cả bạn và NTD sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho công việc mới.

Thông thường, NTD sẽ hỏi bạn về mức lương mà bạn mong muốn. Bạn nên tự tin đưa ra mức lương cao nhất mà NTD có thể trả dựa trên những thông tin mà bạn đã thu thập được. Ví dụ, nếu bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 - 8 triệu/tháng, hãy mạnh dạn đưa ra con số 8 triệu đồng ngay từ đầu. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- NTD sẽ đồng ý với mức lương mà bạn đưa ra.

- Trong trường hợp nhà NTD đưa ra một mức thấp hơn mức mà bạn đã đề nghị nhưng vẫn nằm trong giới hạn mong muốn của bạn (ví dụ 7 triệu đồng) bạn vẫn có thể “hạ giá” xuống 7 triệu đồng để làm NTD hài lòng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nói rõ lý do tại sao bạn chấp nhận mức lương thấp hơn để NTD sẽ thấy rằng bạn có sự suy nghĩ thấu đáo và cân nhắc kỹ càng cho sự nghiệp lâu dài của mình.

Chuyên gia nhân sự bày tuyệt chiêu thành công

Trong thời buổi kinh tế thị trường nếu bạn đủ thông minh và nghiêm túc với nghề nghiệp, phải coi mình là món hàng, quan trọng là món hàng đó có thương hiệu hay không và nhà tuyển dụng sẽ trả bao nhiêu tiền cho giá trị mà bạn mang lại – Bà Thanh Nguyễn (GĐ điều hành Anphabe.com) khẳng định.

Ý nghĩa và bổ ích là điều mà hầu hết các bạn sinh viên nhận định sau khi tham gia hội thảo “Tự tin khởi đầu thành công mới” do Vietnamworks tổ chức. Bằng những kinh nghiệm thực tế, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh doanh, thương mại như ông Francis Hùng (GĐ khu vực các tập đoàn kinh doanh quốc tế), ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (Phó tổng GĐ công ty PNJ), bà Thanh Nguyễn (GĐ điều hành Anphabe.com) đã chia sẻ cho hàng ngàn sinh viên kỹ năng cần thiết để tự tin khởi nghiệp và có được thành công trên con đường mình lựa chọn.

Ấn tượng đầu tiên là mãi mãi
Bà Thanh Nguyễn (CEO & founder Anphabe.com

Các chuyên gia cho rằng, xây dựng thương hiệu cá nhân, khẳng định giá trị bản thân từ ấn tượng đầu tiên là chìa khóa cho một khởi đầu thành công. Chỉ trong 11 giây đầu tiên nhà tuyển dụng có thể biết đâu là người họ cần, và người đó sẽ làm được gì cho họ qua tính cách, tư cách, và phong cách của bạn. Cụ thể là hình dáng, con người chiếm 55% thiện cảm, ngôn ngữ cơ thể chiếm 38% và chỉ 7% từ lời nói. Như vậy, trang phục, phong thái của mỗi người có vai trò quyết định tới ấn tượng ban đầu, ấn tượng này sẽ kéo dài rất lâu và không bao giờ thay đổi nên các ứng viên đều phải chú ý.