Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Đề án cải cách tiền lương: Sẽ “sống được” bằng lương?

Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu xây dựng các giải pháp cho Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012-2020. Trong đó việc cải cách chính sách tiền lương là mấu chốt, với hy vọng có một đề án hoàn chỉnh nhằm bảo đảm cho NLĐ có thể sống được bằng tiền lương và đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của họ và gia đình.
Để người lao động có thể sống được bằng tiền lương, cần sớm có những quyết sách phù hợp. Ảnh: Đàm Duy
Nhiều lần điều chỉnh vẫn chưa sát thực

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã 8 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu (LTT) chung áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN), từ 210.000 đồng/ người/tháng lên 1.050.000 đồng/ người/tháng. Trước thời điểm 30-9-2011, mức LTT chung áp dụng đối với khu vực hành chính, sự nghiệp được quy định bằng mức LTT ở vùng thấp nhất áp dụng cho khu vực DN. Từ ngày 1-10-2011, có hai hệ thống tiền LTT song song tồn tại, đó là hệ thống tiền LTT một mức duy nhất áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN và một hệ thống tiền LTT áp dụng cho khu vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có sự phân biệt theo vùng (được chia theo 4 vùng khác nhau). Trong đó, mức LTT chung áp dụng cho khu vực NSNN trả lương lại thấp hơn rất nhiều so với mức LTT áp dụng đối với khu vực DN. Điều này đã làm sai lệch bản chất của tiền LTT, tại cùng một địa bàn có hai mức LTT khác nhau. Hiện nay có khoảng 15 triệu NLĐ làm việc trong các loại hình DN. Vì vậy, chính sách tiền lương với khu vực DN tác động trực tiếp đến đời sống 15 triệu người và khoảng 15 triệu con cái họ.

Bí quyết mối quan hệ vững chắc với sếp mới

Sếp là nhân tố quyết định sự thỏa mãn trong công việc hiện tại cũng như thành công tương lai của bạn tại công ty. Đây là mối quan hệ đáng để bạn đầu tư xây dựng ngay từ những ngày làm việc đầu tiên.

Dưới đây là một số bí quyết tạo dựng nền móng vững chắc cho mối hợp tác bền vững với sếp:

Quan sát và học hỏi sếp

"Trong những ngày đầu tiên tại công việc mới, nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là để ý tới văn hoá công ty và quan sát phong thái làm việc của sếp. Đừng vội đưa ra những đánh giá phiến diện cho tới khi bạn hiểu rõ văn hoá công ty, những điều mọi người yêu thích cũng như ghét bỏ", Terese Corey Blanck, giám đốc của công ty tư vấn việc làm College to Career, nói.

Bên cạnh đó, đặt ra những câu hỏi thông minh sẽ giúp sếp có cái nhìn thiện cảm hơn về bạn. Đừng hỏi những điều đã quá rõ ràng hoặc ngại hỏi vì sợ người khác nghĩ mình thiếu năng lực. Hãy nhớ rằng sếp sẽ hài lòng nếu bạn hỏi thay vì lẳng lặng làm việc và mắc sai lầm.

Tìm lại niềm vui trong công việc – Bằng cách nào?

Bạn thường trải qua những buổi tối chủ nhật chán nản vì nghĩ đến ngày mai lại phải đi làm? Và lần gần đây nhất, bạn bắt đầu có ý định thay đổi công việc? Dù bất cứ lý do gì, đừng để sự chán nản “đánh cắp” niềm vui trong công việc của bạn!

Ngay bây giờ, hãy thử khuấy động lại sự hào hứng trong công việc bằng những cách sau đây:

1. Suy nghĩ lạc quan


Luôn tập trung sự chú ý của bạn vào những điều tích cực: Điều gì làm bạn thật sự yêu thích công việc của mình? (cố gắng suy nghĩ, chắc chắn bạn sẽ tìm ra vài điều) Làm thế nào để đưa những điểm tích cực này vào công việc hằng ngày? Hãy nhắc bản thân nhớ đến những khía cạnh tích cực khác trong công việc, chẳng hạn như các đồng nghiệp vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện…

2. Thử thách bản thân


Hãy tìm kiếm những thách thức mới. Một trong những lý do khiến bạn cảm thấy “bất an” trong công việc đôi khi đơn giản chỉ là sự nhàm chán. Hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để công việc của bạn thú vị hơn. Bạn có thể xung phong làm người cố vấn (mentor) cho một nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường và công việc; hay tìm hiểu quan sát đồng nghiệp ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh của công ty. Trước khi thực hiện những điều này, hãy trao đổi với sếp trực tiếp của bạn để nhận được sự giúp đỡ từ sếp.