Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Năm dấu hiệu chứng tỏ bạn chọn sai nghề

Bạn biết rằng không có gì trong cuộc sống là hoàn hảo, vì vậy làm tốt công việc của mình để xoa dịu nỗi ngờ vực trong lòng rằng mình đã lựa chọn sai nghề.

Theo số liệu khảo sát riêng của L&A (Le & Associates), hiện có khoảng 20% sinh viên chọn sai ngành học, tốt nghiệp đi làm mới thấy công việc không phù hợp nên bỏ việc hoặc làm trái nghề.

Một số liệu điều tra khác của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội TP.HCM cho biết chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài, trong khi 30% muốn tìm việc làm khác vì không phù hợp với khả năng, nguyện vọng và 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Đáng chú ý hơn là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề chưa phù hợp với nghề mình đang học. Chọn sai nghề giống như đeo gông vào cô, bạn không những không phát huy được năng lực, không thể đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp mà còn đánh mất thời gian quý báu của mình.


Dưới đây là 5 dấu hiệu giúp bạn nhận định lại xem có thực là mình đã lựa chọn sai nghề, để từ đó bạn sớm có hướng đi cho riêng mình.

5 LÝ DO ĐỂ VIẾT THƯ CẢM ƠN


Đừng bao giờ xem nhẹ việc viết thư cảm ơn Nhà tuyển dụng (NTD) sau buổi phỏng vấn!

Một bức thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn có thể đem đến cho bạn cơ hội việc làm mơ ước.  Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 5 lý do sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ lợi ích của một lá thư cảm ơn:

1. Thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với NTD


Thư cảm ơn giúp bạn thể hiện lòng biết ơn đối với NTD vì họ đã dành thời gian để tiếp bạn. Mặc dù rất bận rộn, họ vẫn bỏ ra một khoảng thời gian đáng kể để trò chuyện cũng như tìm hiểu về bạn.

2. Nổi bật trong đám đông, tại sao lại không?


Có một sự thật: đa số các ứng viên không gửi thư cảm ơn đến NTD sau buổi phỏng vấn. Vì thế, việc bạn gửi thư cảm ơn trực tiếp đến NTD sẽ được họ chú ý ngay. Vậy tại sao không?

Trả lương mới từ 1/5: Được “tiền trảm hậu tấu”


Ông Đặng Hữu Pháp, Vụ phó Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính, việc trả lương mới từ 1/5 tới sẽ được ưu tiên hết mức, kịp thời. Các đơn vị chi trả lương cho người lao động được phép rút dự toán để thanh toán, và Kho bạc phải có trách nhiệm chi trả.

Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP (ngày 12/4/2012), các đối tượng được tăng lương bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo luật Doanh nghiệp.

Kinh phí thực hiện việc tăng lương đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm từ các nguồn: 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2012 của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 35-40% số thu được để lại theo chế độ năm 2012 của các đơn vị có lợi nhuận; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương và kinh phí thực hiện cải cách tiền lương còn dư đến hết năm 2011.
Kho bạc vẫn phải chi trả kịp thời, mọi sổ sách sẽ được đối chiếu sau

Bảy nhóm đối tượng như người lao động, cán bộ xã phường về hưu, quân nhân đang hưởng trợ cấp... cũng được tăng lương, trợ cấp trong đợt này, thêm 26,5% hàng tháng.