Việc làm hotKinh nghiệm phỏng vấnChuyện công sởĐịnh hướng nghề nghiệpTin tức thị trường lao động

Đánh mất cơ hội việc làm vào phút cuối


Bạn cho rằng nhận được lời đề nghị công việc của nhà tuyển dụng là bước cuối cùng trong quá trình tìm việc đầy căng thẳng, và bạn có thể thở phào nhẹ nhõm.

Tuy nhiên, nếu không biết kiểm soát bước cuối này, bạn vẫn có thể đánh mất cơ hội được nhận công việc chính thức.

Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh:

Không liên lạc với nhà tuyển dụng sau khi nhận được lời đề nghị

Nếu nhà tuyển dụng thông báo qua email về lời đề nghị dành cho bạn và vài ngày sau bạn mới hồi âm, khả năng họ rút lại lời đề nghị đó rất lớn. Họ sẽ cho rằng bạn không thật sự hứng thú với lời đề nghị cũng như công việc nên đã không phúc đáp lại.

Vì vậy, cho dù bạn không có ý định chấp nhận lời đề nghị ngay lập tức, nhưng ít nhất hãy liên lạc lại để nhà tuyển dụng biết bạn đã nhận được thông tin. Hãy thể hiện sự hứng thú khi nhận được lời đề nghị công việc (kể cả khi cuối cùng bạn không chấp nhận nó) bởi đó là hành động của sự chuyên nghiệp.

3 LỜI KHUYÊN ĐẢM BẢO HỒ SƠ 'KHÔNG TÌ VẾT


CV, thư xin việc chuẩn bị kỹ lưỡng. Hồ sơ gửi đi đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng bạn chờ "dài cổ" vẫn không có kết quả, không một tín hiệu phản hồi. Hãy chú ý, rất có thể bạn mắc sai lầm từ CV và đôi khi bạn không ngờ tới.

Vậy, khi nào thì CV "phản bội" chủ nhân của nó? Không chỉ là lỗi đánh máy, định dạng font hay những lỗi chính tả bình thường, theo Lauren Milligan - người sáng lập công ty tư vấn ResuMayDay , "lỗ hổng lớn nhất cho CV là ứng viên mải tập trung giới thiệu thành tích, đóng góp của mình trên con đường sự nghiệp mà quên mất những công việc mình đã làm, miêu tả cụ thể những công việc ấy".

Nên nhớ, tìm cơ hội mới để phát triển sự nghiệp sẽ khó hơn nếu bạn không có một CV hoàn chỉnh. Sau đây là 3 lời khuyên giúp CV của bạn tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc:

- Nhìn xa trông rộng

Dù công việc của bạn được tổ chức chặt chẽ, có sự giám sát từ người quản lý, CEO nhưng bạn vẫn nên nghĩ xa hơn, lớn hơn. Milligan cho rằng, mọi người thường rơi vào những chi tiết nhỏ nhắt của công việc, nhưng khi làm hồ sơ, họ không thể có được sự định hình cụ thể, sắp xếp hợp lý và không biết công việc ấy có ý nghĩa thế nào".
Nếu một người quản lý muốn thuê một người trợ lý hành chính, điều người ta muốn là bạn có khả năng quán xuyến mọi việc hay không chứ không chỉ là đánh máy và trả lời điện thoại. "Vì vậy, ứng viên cần phải làm nổi bật kỹ năng của mình, chỉ ra điểm mạnh mà nhà tuyển dụng cần có".

Lao động nhập cư thời bão giá


Trong tổng số hơn 258 ngàn lao động làm việc trong 1.062 doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, có đến 65% (khoảng 168 ngàn người) lao động nhập cư. Đồng lương ít ỏi, vật giá lại liên tục tăng cao, người lao động nhập cư tại TP. Hồ Chí Minh đang chật vật chống chọi với nỗi lo cơm áo. Tình trạng nghỉ việc, nhảy việc diễn ra thường xuyên khiến cuộc sống vốn đã bấp bênh lại càng bấp bênh hơn… 

* Từ những câu chuyện cụ thể...

Chị Liên (quê Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) làm việc trong một công ty may mặc tư nhân tại quận 12 đã hơn 5 năm. Dù rất ngại nhảy việc nhưng chị cũng phải bỏ công ty cũ để đi tìm một công việc mới có thu nhập khá hơn. Chị Liên cho biết, ở công ty chị làm trước đây chủ yếu gia công các sản phẩm may mặc. Do đó, chị và những công nhân khác đều không được hưởng lương cơ bản. Khi công ty nhận được nhiều hàng, chị phải làm 12 tiếng/ngày, có khi tăng ca đến nửa đêm nhưng tiền tăng ca lại rất thấp. Hàng tháng, tổng thu nhập của chị tiện tặn lắm cũng tạm đủ cho chị chi tiêu hàng tháng. Gần đây, vật giá liên tục tăng cao nên chị thường xuyên lâm vào cảnh thiếu hụt.

Nhiều người nhập cư đi bán hàng rong ở TP. Hồ Chí Minh